Nhiều mô hình kinh tế độc đáo vùng rẻo cao Kon Pne

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

( GLO)- Những chiếc chồi non vươn lên đón tia nắng đầu tiên len lỏi xuyên qua dưới tán rừng như mở ra một hướng đi mới cho người dân xã Kon Pne (huyện Kbang) trong việc lựa chọn mô hình thoát nghèo mới. Đó là mô hình trồng cây sa nhân tím.

Nhiều tiểu dự án triển vọng

Anh Lê Văn Quang-Phó Chủ tịch UBND xã Kon Pne kiểm tra mô hình trồng Sa nhân tím của nhóm hộ làng Kon Hleng, xã Kon Pne
Anh Lê Văn Quang-Phó Chủ tịch UBND xã Kon Pne kiểm tra mô hình trồng sa nhân tím của nhóm hộ làng Kon Hleng, xã Kon Pne. Ảnh: M.N
Bước chân trên thảm lá mục dưới tán từng thưa, thỉnh thoảng anh Đinh A Phir (làng Kon Hleng) lại dừng bên những chiếc hố có cắm một cây nhỏ làm dấu rồi nhổ cỏ hoặc gỡ những dây leo bám xung quanh. Bên trong hố là những cây cao chừng 0,3 m, có phiến lá dài trông rất cứng cáp. Nhiều cây đã bắt đầu nảy thêm nhánh mới, những chồi non như búp măng tí hon vươn lên đón nắng. Vừa thoăn thoát đôi bàn tay, anh vừa lý giải: “Do cây chỉ mới trồng hơn 2 tháng nên chưa dám nhỏ cỏ vì sợ cây bị động rễ”. Anh Phir cho biết, trong tuần này sẽ huy động những người tham gia nhóm hộ trồng cây sa nhân tím đến dọn cỏ, bón phân. 
Theo thướng tay anh Phir chỉ, diện tích trồng sa nhân tím của nhóm hộ làng Kon Hleng được trồng trải dài từ cạnh suối lên đến hơn nửa dốc núi cao. Với mật độ trồng là 2.000 cây/ha, tổng số cây giống mà nhóm của anh đã trồng trên diện tích 7,5 ha này lên đến 16.500 cây. Anh cũng như những người trong nhóm rất vui mừng khi nhìn thấy cây đang phát triển tốt, tỷ lệ sống trên 85% và thầm hy vọng cây sẽ cho năng suất cao. Hàng ngày, anh và mọi người thay nhau lên đây theo dõi quá trình sinh trưởng của cây, xem có cây nào chết thì trồng dặm lại hoặc gỡ những dây leo bám vào thân làm cây chậm phát triển.
Anh A Khúc (làng Kon Hleng, xã Kon Pne) đào sâm đá để giao cho khách hàng
Anh A Khúc (làng Kon Hleng, xã Kon Pne) đào sâm đá để giao cho khách hàng. Với giá bán khoảng 100.000 đồng/kg, bán hết 2 sào này anh sẽ cho thu nhập khoảng 200 triệu đồng. Ảnh M.N
Cách đó không xa, anh A Khúc (làng Kon Hleng) đang cặm cụi đào những bụi sâm đá để lấy rễ và củ bán cho khách hàng. Hơn 2 sào sâm đá này được anh trồng thử nghiệm từ cuối năm 2015 ngay dưới tán cây bời lời của gia đình. Từ đầu năm đến nay, thỉnh thoảng có người mua, anh đào bán cũng được vài triệu đồng. Với giá bán khoảng 100.000 đồng/kg, nếu có người mua hết phần diện tích sâm đá này, anh sẽ có thu nhập khoảng 200 triệu đồng. Anh Khúc cho biết, loại cây này rất dễ trồng, giống được lấy từ trên rừng về, chỉ cần đào đất giâm xuống là cây phát triển tốt. Ngoài diện tích thử nghiệm trồng sâm đá, tham gia nhóm hộ trong làng thực hiện mô hình nuôi heo đen, anh Khúc còn có vườn cây bời lời hơn 2 ha đã bước sang năm thứ tư. Với giá ổn định như hiện nay (từ 15 đến 20.000 đồng/kg khô), chỉ 2 năm nữa chắc chắn anh sẽ trở thành triệu phú của xã đặc biệt khó khăn này.
Tương tự, vườn cây bời lời hơn 2 ha của gia đình ông A Hinh (làng Kon Kring) cũng đang có nhiều diện tích chuẩn bị cho thu hoạch, dự tính năm sau sẽ mang lại cho gia đình một nguồn thu nhập ổn định. Hiện tại, vỏ cây bời lời đỏ đang rất được thị trường ưa chuộng. Ông Hinh cho biết, để có được vườn cây xanh tốt như thế này, ông và người dân trong làng được UBND xã hỗ trợ cây giống; thường xuyên được cán bộ xã hỗ trợ, hướng dẫn về kỹ thuật trồng, chăm sóc và cách bón phân. Thuận lợi hơn, xã còn đầu tư máy cày để giúp người dân trong làng cải tạo đất, hỗ trợ cho việc tái canh…
Thu nhập ổn định
Ông Lê Văn Quang-Phó Chủ tịch UBND xã Kon Pne, cho biết: Từ nguồn vốn xây dựng nông thôn mới, xã đã trồng thử nghiệm khoảng 3 sào cây sa nhân tím và thấy loại cây này rất phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng của địa phương. Đồng thời, qua khảo sát thì thấy giá cả thị trường và đầu ra tương đối ổn định. Do vậy, từ nguồn vốn Dự giảm nghèo khu vực Tây Nguyên, xã mạnh dạn xây dựng 3 tiểu dự án sinh kế cho người dân các làng Kon Hleng, Kon Kring, Kon Ktonh. Hiện đã có 45 người tham gia nhóm hộ thực hiện mô hình trồng sa nhân tím trên diện tích 22,5 ha (mỗi nhóm hộ 7,5 ha). Mỗi tiểu dự án có 15 hộ, với tổng kinh phí thực hiện ban đầu là 230,7 triệu đồng. Trong đó, vốn dự án hỗ trợ là gần 130 triệu đồng, người dân góp vốn hơn 100,8 triệu đồng. Bắt đầu năm thứ 3, dự kiến doanh thu là 331 triệu đồng/năm, sau khi trừ chi phí, mỗi hộ thu nhập gần 20 triệu đồng/năm. Quan trọng hơn, khi cây bắt đầu cho quả, có thể thu hoạch 5-6 năm liền. 
Bời lời đỏ-cây giảm nghèo chủ lực giúp người dân xã Kon Pne (huyện Kbang) thoát nghèo
Bời lời đỏ giúp người dân xã Kon Pne (huyện Kbang) thoát nghèo. Ảnh: M.N
“Ban đầu khi giới thiệu dự án, nghe nói 2 đến 3 năm cây mới cho thu hoạch, bà con thấy thời gian dài, sợ không hiệu quả nên không ai tham gia. Tuy nhiên, sau khi được xã đứng ra vận động, hướng dẫn, phân tích kỹ về mô hình, bà con thấy thực hiện được nên đã tự nguyện đăng ký tham gia. Dự kiến sang năm sẽ mở rộng diện tích này thêm từ 20 đến 30 ha. Giá thị trường hiện nay từ 13 đến 15.000 đồng/kg quả tươi, đầu ra sẵn có nên chắc chắn người dân sẽ có thu nhập”-ông Quang khẳng định.
Theo ông Quang, đa số các hộ ở đây điều kiện kinh tế còn khó khăn, nếu không có nguồn vốn dự án mà để họ tự bỏ tiền ra đầu tư giống, phân bón thì không thể thực hiện được. Quan trọng hơn, diện tích trồng cây sa nhân tím nằm trong khu vực rừng được giao cho cộng đồng quản lý, bảo vệ. “Người dân vừa có thu nhập từ tiền dịch vụ môi trường rừng, vừa tận dụng diện tích dưới tán rừng trồng sa nhân tím để phát triển kinh tế, đúng với định hướng của huyện là hỗ trợ người dân trồng dược liệu dưới tán rừng”-ông Quang tin tưởng.
Đặc biệt, cây bời lời đỏ được xã triển khai cho người dân trồng từ năm 2012 từ nguồn vốn xây dựng nông thôn mới, vốn hành chính sự nghiệp. Phó Chủ tịch UBND xã Kon Pne cho biết: “Căn cứ nhu cầu của bà con, mỗi năm xã giải quyết cho từng hộ trồng trung bình từ 2 đến 3 sào. Sau 5 năm, mỗi hộ sẽ trồng được trên 1 ha hoặc nhiều hơn. Bời lời là loại cây tái sinh nên cứ thế xoay vòng đến 5-6 năm, đảm bảo năm nào người dân cũng có thu nhập ổn định. Đến nay, diện tích này tại địa phương đã lên đến hơn 250 ha”. 
Ông Lê Văn Quang-Phó Chủ tịch UBND xã Kon Pne: “Hiện chúng tôi đang có ý tưởng tạo một website để xây dựng thương hiệu và phát triển một số sản phẩm đặc trưng của KonPne như: sa nhân tím, sâm đá, lúa rẫy, sâm sức khỏe, heo đen, rau dớn… theo hướng giám sát chất lượng đầu ra sạch và cung cấp những sản phẩm của địa phương theo mùa. Đồng thời, chúng tôi cũng tìm cách liên hệ, kết nối để làm đầu mối cho bà con bán trực tiếp cho những cơ sở thu mua, giảm khâu trung gian mang lại giá trị kinh tế cao hơn”.
Riêng cây sâm đá, năm 2015, Trường Đại học Nông Lâm (TP. Hồ Chí Minh) đề nghị xã trồng thí điểm 3 sào làm đề tài nghiên cứu khoa học, kết quả phân tích dược tính cho thấy hàm lượng saponin có trong sâm đá bằng 40% so với sâm Ngọc Linh. Hiện nay, trên địa bàn xã đã có một số hộ trồng với diện tích hơn 0,6 ha, tuy nhiên xã đang chờ ý kiến của các ngành chức năng khi nào khuyến khích phát triển được hoặc đánh giá chính xác chất lượng của loại cây này thì địa phương mới tập trung triển khai mô hình cho bà con.
Minh Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp phát biểu tại buổi làm việc với đoàn công tác Cục Địa chất Việt Nam. Ảnh: Lê Nam

Bàn giao dự án điều tra môi trường phóng xạ tại Gia Lai

(GLO)- Sáng 25-9, Cục Địa chất Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) do đồng chí Trần Bình Trọng-Cục trưởng Cục Địa chất Việt Nam làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Gia Lai trong quản lý nhà nước về lĩnh vực địa chất, khoáng sản.
Thời gian qua, nhờ triển khai giao khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư, tài nguyên rừng trên địa bàn lâm phần do ban Quản lý rừng phòng hộ Chư Sê được quản lý tốt hơn. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai công bố một số thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực lâm nghiệp và kiểm lâm

(GLO)- Ngày 20-9, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung đã ký ban hành Quyết định số 488/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm; 6 thủ tục hành chính mới và 4 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực lâm nghiệp và kiểm lâm thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và PTNT.
Những tỷ phú “chân đất” ở Ia Tô

Những tỷ phú “chân đất” ở Ia Tô

(GLO)- Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, nhiều nông dân ở thôn 6 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã vươn lên trở thành tỷ phú. Họ chính là những tấm gương sáng truyền động lực để nông dân trên địa bàn nỗ lực vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

Kỳ vọng chanh dây xuất khẩu sang thị trường Mỹ

Kỳ vọng chanh dây xuất khẩu sang thị trường Mỹ

(GLO)- Cùng với niềm vui được mùa, được giá, người trồng chanh dây trên địa bàn tỉnh rất vui mừng trước thông tin Việt Nam đang hoàn tất các thủ tục để xuất khẩu chanh dây sang thị trường Mỹ. Với việc thị trường mở rộng, người dân có niềm tin để tiếp tục gắn bó với loại cây này.
Nâng tầm giá trị hạt cà phê

Nâng tầm giá trị hạt cà phê

(GLO)- Minh bạch đầu vào, đảm bảo chất lượng đầu ra, từng bước nâng tầm giá trị hạt cà phê là hướng đi của nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã ở Gia Lai để xây dựng ngành hàng cà phê bền vững, vươn tới các thị trường khó tính.

Trồng cây mắc ca: Đa lợi ích

Trồng cây mắc ca: Đa lợi ích

(GLO)- Tính đến ngày 14-8, toàn tỉnh Gia Lai mới trồng được trên 2.550 ha rừng (gần 2.050 ha rừng tập trung và hơn 500 ha cây phân tán), đạt 24,7% kế hoạch. Con số thống kê đó nói lên sự chậm trễ trong công tác chỉ đạo trồng rừng của các cấp chính quyền.
Nay Yer: Người uy tín làm kinh tế giỏi

Nay Yer: Người uy tín làm kinh tế giỏi

(GLO)- Những năm qua, ông Nay Yer (buôn Mi Hoan, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) luôn được bà con yêu mến, tin tưởng. Bởi lẽ, ông là điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế và thường xuyên vận động, hướng dẫn bà con học tập làm theo.