Nhật Bản bắt đầu triển khai nhiệm vụ an ninh mới tại Nam Sudan

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Ngày 20-11, một nhóm binh sỹ thuộc Lực lượng Phòng vệ Mặt đất (GSDF) của Nhật Bản bắt đầu lên đường tới Nam Sudan tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, với vai trò mới phù hợp với luật an ninh quốc gia mới của Nhật Bản.
 

Binh sỹ gìn giữ hòa bình của Nhật Bản tại Nam Sudan.
Binh sỹ gìn giữ hòa bình của Nhật Bản tại Nam Sudan.

Khoảng 130 binh sỹ GSDF đã rời sân bay Aomori, Đông Bắc Nhật Bản tới Nam Sudan. Đây là nhóm đầu tiên của đơn vị tinh nhuệ 350, đơn vị sẽ thay thế các binh sỹ Nhật Bản hiện đang tham gia xây dựng đường sá và các cơ sở hạ tầng khác trong khuôn khổ nhiệm vụ của Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Nam Sudan (UNMISS).

Nhóm đầu tiên này, bao gồm chỉ huy đơn vị Đại tá Yoshiro Tanaka, dự kiến tới thủ đô Juba vào ngày 21-11, các thành viên còn lại của đơn vị sẽ rời Nhật Bản vào tháng 12.

Nhật Bản đã triển khai một đơn vị GSDF đến Nam Sudan để thực thi các công việc kỹ thuật trong khuôn khổ nhiệm vụ của UNMISS kể từ năm 2012.

Đơn vị mới được triển khai tới Nam Sudan cũng sẽ đảm nhận các công việc kỹ thuật nhưng sẽ có thêm 2 nhiệm vụ mới phù hợp với luật an ninh có hiệu lực từ tháng 3/2016.

Với nhiệm vụ mới, các thành viên GSDF có thể bắn cảnh cáo để đẩy lùi một nhóm vũ trang hoặc các tay súng phiến quân, đồng thời có thể đáp trả nếu bị tấn công hoặc có nguy cơ bị đe dọa đến tính mạng.

Trước đó, SDF bị hạn chế sử dụng vũ khí để tự vệ trong các nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Ngoài ra, một nhiệm vụ mới của các thành viên GSDF là giải cứu các nhân viên Liên hợp quốc và những người khác bị tấn công cũng như phối hợp với binh sỹ các nước khác bảo vệ các doanh trại của UNMISS kể cả khi GSDF không phải là mục tiêu tấn công trực tiếp.

Tuy nhiên, nhiều người dân Nhật Bản lo ngại rằng các nhiệm vụ an ninh mới này có thể khiến các lực lượng phòng vệ Nhật Bản bị lôi kéo vào các hành động quân sự nước ngoài, đồng thời cho đây là hành động trái với hiến pháp hòa bình của nước này.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

(GLO)- Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) được đánh giá là một những điển hình về tăng gia sản xuất trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Nhờ tăng gia sản xuất hiệu quả, đơn vị đã nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho bộ đội, đảm bảo quân số khỏe phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

(GLO)- Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã An Khê chủ động tham mưu giúp Thị ủy, UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và làm tốt công tác dân vận, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh sẽ giao 2.650 công dân cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp đã triển khai chặt chẽ các khâu, các bước, nhất là khám sức khỏe với phương châm “tuyển người nào chắc người đó“.
Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

(GLO)- Ngày 29-11, Thành ủy Pleiku tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới“. Đồng chí Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố cùng các đồng chí Thường trực Thành ủy Pleiku đồng chủ trì hội nghị.