Nhà vườn trồng hoa Tết ở Pleiku lo thất thu vì dịch Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhiều nhà vườn trồng hoa, cây cảnh trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang thấp thỏm nỗi lo thất thu khi chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán mà sản phẩm làm ra vẫn khó tiêu thụ, giá lại giảm mạnh. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.  
Theo thông kê của Phòng Kinh tế TP. Pleiku, năm nay, người dân trên địa bàn trồng khoảng 70 ha hoa bán Tết, tập trung chủ yếu tại các xã Trà Đa, An Phú, Chư Á và phường Thắng Lợi. Các nhà vườn đều kỳ vọng vào một vụ thu hoạch thắng lợi để có điều kiện trang trải cuộc sống, đón một cái Tết đủ đầy. Tuy nhiên, đúng vào dịp giáp Tết, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh khiến các nhà vườn thấp thỏm nỗi lo không bán được hàng. 
Ông Bùi Quang Phúc-Chủ tịch UBND xã Trà Đa cho biết, thời điểm này năm ngoái, hoa đã được thương lái đặt mua hết và chỉ đợi ngày xuống phố. Nhưng năm nay, hầu hết các vườn hoa Tết ở xã Trà Đa vẫn đang ế ẩm. Giá hoa lay ơn xuống chỉ còn 18.000 đồng/10 cành nhưng nhiều hộ trồng hoa vẫn chưa thấy thương lái đến đặt mua. Không chỉ lay ơn, các loại hoa khác cũng tiêu thụ chậm, giá giảm mạnh so với mọi năm do ảnh hưởng dịch Covid-19.

2.Gia đình anh Lê Hoàng Giang (thôn 1 Trà Đa) có 4 sào trồng lay ơn được nhập giống từ Đà Lạt nói: “Tới thời điểm này vẫn chưa có nhiều khách quen đến xem hoa và đặt số lượng nên cũng chưa biết mặt bằng giá ra sao. Với tình hình khó khăn như năm nay, nhà vườn chỉ mong bán được giá như năm trước chứ khó nâng giá dù chi phí vật tư và nhân công đều cao hơn”.
Gia đình anh Lê Hoàng Giang (thôn 1, xã Trà Đa) trồng 4 sào hoa lay ơn giống Đà Lạt. Anh Giang cho biết: “Tới thời điểm này vẫn chưa có nhiều khách quen đến xem hoa và đặt số lượng nên cũng chưa biết mặt bằng giá ra sao. Với tình hình khó khăn như năm nay, gia đình tôi chỉ mong bán được giá như năm trước dù chi phí vật tư và nhân công đều cao hơn”.

4.Năm nay, gia đình tôi cung cấp cho thị trường khoảng 17 ngàn chậu hoa các loại như Dạ Yến Thảo,  Hoa Cát Tường, Hoa Đồng Tiền…có giá từ 15.000 đến 300.000 ngàn/ chậu.
Chị Nguyễn Thị Tuyết (tổ 17, phường Phù Đổng) lo lắng cho hay: "Năm nay, gia đình tôi chuẩn bị khoảng 17 ngàn chậu hoa các loại như Dạ Yến Thảo, hoa Cát Tường, hoa đồng tiền… có giá từ 15.000 đến 300.000 ngàn đồng/chậu. Tuy nhiên, do dịch bệnh nên lượng khách khá thưa vắng"
5. “Năm nay, khách hàng đến thưa thớt, khiến người chăm Mai như tôi âu lo. Mỗi ngày, chỉ vài ba người đến hỏi giá cả, chứ không đặt mua hay thuê chậu về chơi tết”. Anh Nguyễn Văn Lợi (tổ 5 phường Yên Thế), có 300 chậu mai Bonsai và mai gốc cổ thụ (trong đó có 200 chậu của khách hàng gởi nhờ chăm sóc) cho biết.
Anh Nguyễn Văn Lợi (tổ 5, phường Yên Thế) có 300 chậu mai bonsai và mai gốc cổ thụ (trong đó có 200 chậu của khách hàng gửi nhờ chăm sóc). “Năm nay, khách hàng đến thưa thớt khiến người chăm mai như tôi rất âu lo. Mỗi ngày, chỉ vài ba người đến hỏi giá chứ không đặt mua hay thuê chậu về chơi Tết”-anh Lợi nói. 

8.Gia đình anh Hoàng Văn Yến, (phường Thắng Lợi), trồng 1.000 chậu hoa cúc cung cấp cho thị trường Tết Tân Sửu cho biết. Năm nay, việc trồng hoa rất thuận lợi, chậu hoa nở to, dáng chuẩn. Đến lúc thu hoạch thì lại trúng thời điểm dịch bùng phát.
Gia đình anh Hoàng Văn Yến (phường Thắng Lợi) trồng 1.000 chậu hoa cúc cung cấp cho thị trường Tết Tân Sửu. Anh cho biết, năm nay, việc trồng hoa rất thuận lợi, hoa nở to, dáng chuẩn nhưng đến lúc chuẩn bị bán thì dịch Covid-19 lại bùng phát nên chưa biết có tiêu thụ hết hay không.

9.Bà Đoàn Thị Thao, chuyên trồng hoa (phường Thắng Lợi), cho biết: “dịch COVID-19 bùng phát nên lượng khách giảm mạnh đột ngột. Để thu hút khách, tôi phải giảm giá 20%, mong thu hồi vốn, vậy mà cũng không có mấy khách đến hỏi mua”.
Là người chuyên trồng hoa Tết ở phường Thắng Lợi, bà Đoàn Thị Thao cho biết: “Dịch Covid-19 bùng phát nên lượng khách giảm mạnh đột ngột. Để thu hút khách, tôi phải giảm giá hoa 20% mong thu hồi vốn nhưng cũng không có mấy khách đến hỏi mua".

10.Gia đình ông Trần Đăng Hòa (phường Thắng Lợi), cho biết, “Chưa năm nào trồng hoa vất vả như năm nay. Đến giờ chỉ mới có 400 chậu được thương lái đặt lấy, số còn lại gia đình phải tự mang xuống chợ hoa xuân bán lẻ, chỉ mong bán hết được số hoa này thì mới có lời để sắm sửa Tết. Còn nếu không bán được thì chắc chắn sẽ lỗ, chưa kể công sức bỏ ra cả năm trời”– ông Hòa cho biết.
Trong khi đó, ông Trần Đăng Hòa (phường Thắng Lợi) chia sẻ: “Chưa năm nào trồng hoa mà khó bán như năm nay. Đến giờ chỉ mới có 400 chậu được thương lái đặt lấy, số còn lại gia đình phải tự mang xuống chợ hoa xuân bán lẻ. Bán hết được số hoa này thì gia đình mới có lời để sắm sửa Tết. Còn nếu không bán được thì chắc chắn lỗ, chưa kể công sức bỏ ra cả năm trời”.

11.Ông Lê Thanh Tâm-Bí thư Đảng ủy phường Thắng Lợi, chia sẻ: “Những năm trước, nghề trồng hoa mang lại thu nhập cao cho người dân. Tuy nhiên năm nay, dịch covid-19 quay trở lại, thị trường hoa khá ảm đạm. Vào dịp này mọi năm thương lái đã đến hỏi đặt mua hoa và vận chuyển đi các địa phương để phục vụ thị trường Tết nguyên đán 2021. Nhưng năm nay sức mua vẫn ì ạch, khiến người trồng hoa trong tâm trạng thấp thỏm lo lắng”.
Ông Lê Thanh Tâm-Bí thư Đảng ủy phường Thắng Lợi-thông tin: “Những năm trước, nghề trồng hoa mang lại thu nhập cao cho người dân. Tuy nhiên, năm nay, dịch Covid-19 khiến thị trường hoa khá ảm đạm. Vào dịp này mọi năm, thương lái đã đến đặt mua hoa và vận chuyển đi các địa phương để phục vụ thị trường Tết. Nhưng năm nay sức mua đến giờ vẫn ì ạch khiến người trồng hoa thấp thỏm lo lắng”.
ĐỨC THỤY (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.