Nguồn sáng Pờ Yầu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trước đây, Pờ Yầu (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) được xem là một trong những làng nghèo nhất tỉnh. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, đường đến Pờ Yầu giờ trở nên thuận lợi. Đặc biệt, điện đã được kéo về khu vực này, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao đời sống người dân.
Giữa trưa nắng gắt, mồ hôi nhễ nhại trên mặt, trên lưng nhưng những công nhân Điện lực Mang Yang vẫn miệt mài trên từng trụ điện để nhanh chóng hoàn thành lắp mới công tơ cho các hộ dân của làng Pờ Yầu. Năm 2021, Công ty Điện lực Gia Lai đầu tư 1 trạm biến áp 2 pha 50 kVA và gần 1 km đường dây hạ thế, cùng với đó là lắp đặt 54 công tơ cho các hộ thuộc đối tượng giãn dân, tách hộ.
Gạt dòng mồ hôi trên mặt, ông Trần Xuân Thành-Tổ trưởng Tổ Quản lý hệ thống đo đếm (Điện lực Mang Yang) cho biết: “Pờ Yầu có 129 hộ, gần 100% là người dân tộc thiểu số, đa số là hộ nghèo và cận nghèo. Đây cũng là làng căn cứ cách mạng với nhiều hộ gia đình chính sách. Trước đây, điện đã được kéo tới 100% hộ dân trong làng. Nhưng sau này, xuất hiện thêm nhiều hộ mới do giãn dân, tách hộ, đường dây điện kéo từ sau công tơ về đến nhà khá xa, nhiều hộ dùng chung 1 công tơ nên rất bất tiện. Điện lực Mang Yang được giao phụ trách làng, chúng tôi xác định việc phát triển mới lưới điện để phục vụ các hộ giãn dân, tách hộ là điều kiện cần thiết giúp bà con phát triển kinh tế”.
Gian nan kéo điện vào P ờ Yầu
Gian nan kéo điện vào Pờ Yầu. Ảnh: Hà Duy
Trước đây, để đến với Pờ Yầu chỉ có con đường độc đạo với chiều dài 7 km xuyên rừng từ tỉnh lộ 666. Vào mùa mưa lũ, gần như không có phương tiện giao thông nào đi lại được. Giao thông cách trở, sản xuất mang tính tự cung tự cấp, thời tiết khắc nghiệt và còn ảnh hưởng bởi một số tập tục lạc hậu nên đói nghèo cứ đeo bám dai dẳng người dân Pờ Yầu. Ông Gép-Trưởng thôn-cho biết: “Năm 2004, lần đầu tiên bà con trong làng mới biết cái điện khi được Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh tặng máy phát điện chạy bằng sức gió. Chiếc máy lúc đầu thiết kế để 6 nhà có thể được dùng chung nhưng cuối cùng chỉ có 2 nhà có điện, mà cũng chỉ có khoảng 2 giờ mỗi ngày, ánh sáng rất yếu. Tiếng ồn của nó cũng làm nhiều người già trong làng khó ngủ”.
Năm 2005, lưới điện quốc gia được kéo tới Pờ Yầu, bắt đầu từ xuất tuyến 475F21 đi qua xã Hà Ra. Vì đường dây băng qua rất nhiều đồi núi, chiều dài đường dây cung cấp điện cho làng khoảng trên 50 km nên vốn đầu tư lúc đó lên đến hơn 4 tỷ đồng. “Thời điểm này, làng có 75 hộ và 100% hộ đều được dùng điện. Có điện, nhiều hộ mua ti vi, nồi cơm điện, có hộ mua máy xay xát để phục vụ cả làng. Có điện, việc dạy và học ở làng cũng thuận lợi hơn. Điện về không chỉ thắp sáng buôn làng mà còn mang theo ánh sáng văn hóa, ánh sáng tri thức đến với đồng bào nghèo. Bà con trong làng giờ đã có điều kiện được tiếp cận nhiều hơn với thông tin, với khoa học kỹ thuật thông qua ti vi, máy tính để học hỏi áp dụng vào sản xuất, qua đó thay đổi cuộc sống của gia đình”-Trưởng thôn Pờ Yầu cho hay. 
Công nhân Điện lực Mang Yang lắp đặt công tơ cho các hộ dân làng Pờ Yầu (xã Lơ Pang). Ảnh: Hà Duy
Công nhân Điện lực Mang Yang lắp đặt công tơ cho các hộ dân làng Pờ Yầu (xã Lơ Pang). Ảnh: Hà Duy
Năm 2019, Điện lực Mang Yang đầu tư xây dựng thêm 275 m đường dây hạ áp, cải tạo lưới điện và thay hệ thống công tơ điện tử cho người dân tại đây với chi phí 600 triệu đồng. Đặc biệt, vào tháng 3-2021, Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Gia Lai phối hợp với Điện lực Mang Yang triển khai công trình “Thắp sáng đường quê” với hệ thống điện đường có chiều dài hơn 1 km, góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn. Ông Hồ Đức Huấn-Giám đốc Điện lực Mang Yang-thông tin: “Để đảm bảo việc vận hành lưới điện, Công ty Điện lực Gia Lai đã quyết định đầu tư, lắp thêm một trạm biến áp để đề phòng sự cố mất điện, đồng thời xây dựng thêm gần 1 km đường dây hạ thế từ đầu làng đến cuối làng. Bên cạnh việc đầu tư, hoàn thiện lưới điện, Điện lực Mang Yang còn tuyên truyền giúp bà con sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả nhất”.
Giờ đây, đường giao thông, điện, trường học, trạm phát sóng điện thoại… đã được đầu tư xây dựng từng bước xua đi bao khó khăn, thiếu thốn, lạc hậu ở ngôi làng trên đỉnh núi này. Làng Pờ Yầu đang căng tràn sức sống mới với bao hy vọng tương lai tươi sáng. 
HÀ DUY

Có thể bạn quan tâm

Trao 190 suất quà cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin và cô đỡ thôn bản tỉnh Gia Lai

Trao 190 suất quà cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin và cô đỡ thôn bản tỉnh Gia Lai

(GLO)- Ngày 18-1, tại TP. Pleiku, Giáo sư-Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, nguyên Phó Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ (TP. Hồ Chí Minh) phối hợp tổ chức chương trình “Lan tỏa yêu thương” nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Khởi sắc Ia Mơ Nông

Khởi sắc Ia Mơ Nông

(GLO)- Tuy xuất phát điểm thấp, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm đa số nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng sự chung sức của người dân, diện mạo xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) đang từng ngày khởi sắc.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trần Minh Sơn (bìa phải) tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung. Ảnh: Hoàng Hoài

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung và các gia đình có công tiêu biểu ở huyện Mang Yang

(GLO)- Sáng 10-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai Trần Minh Sơn làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung và các gia đình có công tiêu biểu ở huyện Mang Yang.

UBND tỉnh ban hành 7 thủ tục mới thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các huyện, thị xã, thành phố trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ

Gia Lai công bố 14 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 29/QĐ-UBND công bố danh mục gồm 7 thủ tục hành chính mới, 9 thủ tục bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ; 7 thủ tục mới, 9 thủ tục bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ.