Nguồn gốc và ý nghĩa của Ngày lễ Độc thân 11/11

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Không chỉ có "sự tích ra đời" thú vị, Ngày lễ Độc thân 11/11 còn phản ánh một sự thay đổi lớn trong quan niệm xã hội về cuộc sống và hôn nhân.

Ngày lễ Độc thân 11/11 hàng năm không chỉ là cơ hội để những người độc thân ăn mừng cuộc sống độc lập mà còn là dịp để các nhà bán lẻ thúc đẩy doanh số bán hàng khổng lồ thông qua các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Ngày này đã trở thành một hiện tượng văn hóa và thương mại không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở nhiều nơi trên thế giới.

Nguồn gốc Ngày lễ Độc thân 11/11

Ngày lễ Độc thân còn được gọi là "Quang côn tiết", nghĩa là tết độc thân. Có khá nhiều câu chuyện xoay quanh nguồn gốc của ngày này.

Có người cho rằng, Ngày lễ Độc thân bắt nguồn từ một nhóm sinh viên Đại học Nam Kinh, Trung Quốc vào năm 1993. Ngày 11/11 được chọn vì hình ảnh bốn số 1 giống như bốn cây gậy đơn lẻ, tượng trưng cho những người độc thân. Dịp này, một số sinh viên Đại học Nam Kinh tập hợp để ăn mừng sự cô đơn của mình và phản đối ngày Valentine 14/2.

Một số người lại cho rằng, Ngày lễ Độc thân bắt nguồn từ câu chuyện có thật về 4 chàng trai không có vợ hay bạn gái tụ tập chơi mạt chược từ 11 giờ đêm đến tận 11 giờ sáng hôm sau, đúng vào ngày 11/11. Từ đó, các chàng trai độc thân lấy ngày này làm kỷ niệm.

Ban đầu, đây là một ngày để các sinh viên chưa có người yêu tổ chức tụ họp, gặp gỡ bạn bè để chia sẻ câu chuyện và khích lệ nhau trong cuộc sống một mình. Ngày này dần dần phổ biến trong giới trẻ và thành một ngày lễ được tổ chức rộng rãi trên khắp Trung Quốc, không chỉ dừng lại ở việc kỷ niệm, tôn vinh sự tự do của những người độc thân mà còn để tuyên bố bản sắc cá nhân và tìm kiếm tình yêu.

Sau đó, trào lưu này lan ra nhiều quốc gia khác. Phiên bản Ngày lễ Độc thân tại Anh được khởi xướng bởi các chuyên gia hẹn hò và rơi vào ngày 11/3 với tên gọi Single's Day.

singles-day-feature-dd.jpg
Ít người hiểu rõ về nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Lễ Độc thân 11/11. (Ảnh: Payoneer)

Năm 2009, Ngày lễ Độc thân có bước ngoặt để trở thành sự kiện thương mại lớn trên toàn cầu, khi tập đoàn thương mại điện tử Alibaba tận dụng ngày này để tung ra chương trình khuyến mãi. Đây chỉ là một ý tưởng thử nghiệm nhằm thu hút thêm khách hàng vào dịp cuối năm, nhưng không ngờ đã nhận được sự ủng hộ và quan tâm rộng rãi từ người tiêu dùng.

Kể từ đó, ngày 11/11 trở thành một trong những ngày mua sắm trực tuyến lớn nhất thế giới, vượt qua cả các sự kiện mua sắm truyền thống như Black Friday hay Cyber Monday. Các công ty thương mại điện tử và cửa hàng bán lẻ đã không ngừng cải thiện và mở rộng quy mô khuyến mãi, biến ngày hội mua sắm 11/11 thành một kiện toàn cầu với doanh số bán hàng khổng lồ.

Ý nghĩa Ngày lễ Độc thân 11/11

Mặc dù bắt đầu như một ngày vui chơi cho các bạn trẻ FA, Ngày lễ Độc thân còn mang một ý nghĩa sâu sắc hơn. Đây là dịp để mỗi người tôn vinh bản thân, đón nhận những giá trị nội tại và khuyến khích nhận thức về sự tự do và độc lập. Dù có đang trong một mối quan hệ hay không, bạn vẫn có thể sống vui vẻ, thoải mái và thành công.

Ngoài ra, Ngày lễ Độc thân cũng phản ánh một sự thay đổi lớn trong quan niệm xã hội. Trước đây, áp lực về việc phải kết hôn và xây dựng gia đình ở độ tuổi trẻ là rất lớn, đặc biệt ở các nước châu Á. Tuy nhiên, với lối sống hiện đại, ngày càng nhiều người lựa chọn sống độc lập, tập trung vào sự nghiệp và phát triển bản thân trước khi nghĩ đến việc xây dựng gia đình.

2docthan.jpg
Ngày lễ Độc thân còn mang ý nghĩa sâu sắc. (Ảnh: Instagram)

Tuy nhiên, sự tập trung quá mức vào khía cạnh mua sắm cũng khiến nhiều người lo ngại về giá trị thực sự của ngày đặc biệt này. Một số ý kiến cho rằng khi chú trọng vào việc tiêu dùng, nó có thể làm lu mờ mục đích ban đầu là tôn vinh cuộc sống độc thân và tự do cá nhân.

Theo Nhật Thùy (Tổng hợp/VTC News)

Có thể bạn quan tâm

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya đang tổ chức tại khu vực nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Đây không chỉ là dịp để du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của loài hoa dã quỳ, mà còn là cơ hội để thưởng thức những sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.

Nông dân Hoàng Văn Câu làm giàu từ nuôi bò vỗ béo

Nông dân Hoàng Văn Câu làm giàu từ nuôi bò vỗ béo

(GLO)- Việc lựa chọn và chuyển đổi nghề phù hợp với điều kiện thực tế đã giúp gia đình anh Hoàng Văn Câu (SN 1988, làng Phung, xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) trở thành triệu phú. Mỗi năm, gia đình anh thu về trên 600 triệu đồng từ mô hình nuôi bò vỗ béo.

Cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Pháo phòng không 234 giúp xây dựng nhà cho gia đình bà A Nưnh (làng Đăk Pơ Nan, xã Kon Thụp). Ảnh: T.N

Những ngôi nhà ấm tình đoàn kết ở Kon Thụp

(GLO)- Năm 2024, huyện Mang Yang được Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh Gia Lai phân bổ 750 triệu đồng để hỗ trợ xây dựng 15 căn nhà (50 triệu đồng/căn) cho các hộ nghèo và cận nghèo. Huyện ủy đã thống nhất ưu tiên hỗ trợ xây dựng nhà “Đại đoàn kết” cho các hộ nghèo, cận nghèo xã Kon Thụp.