Người tiên phong trồng nhãn trái vụ trên vùng đất khó Ia Piơr

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những ngày đầu xuân 2024, chúng tôi có dịp trở lại làng Me (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, Gia Lai) gặp ông Nguyễn Đức Giang, một trong những người tiên phong trồng nhãn “ trái vụ” cung cấp thị trường trong dịp Tết mang lại nguồn thu nhập khá.

Lao đao trên đất Ia Piơr

Trong câu chuyện của những ngày đầu xuân 2024, ông Nguyễn Đức Giang-chia sẻ: Thời điểm trước năm 2005, khi giá mủ cao su đạt đỉnh, gia đình tôi đã sở hữu hàng chục ha cao su kinh doanh trên vùng đất Bình Dương, mỗi năm thu nhập hàng tỷ đồng. Sau khi hồ thủy lợi Phước Hòa được Nhà nước đầu tư xây dựng trên địa bàn 2 tỉnh Bình Phước-Bình Dương, diện tích cao su của tôi nằm trong lòng hồ phải giải tỏa nên tôi cùng mấy anh em tìm đến vùng đất Tây Nguyên mua đất trồng cao su.

Vườn nhãn trà sớm bán Tết của ông Giang. Ảnh: Nguyễn Diệp

Vườn nhãn trà sớm bán Tết của ông Giang. Ảnh: Nguyễn Diệp

Năm 2007, cơ duyên đã đến khi tôi mua được 12 ha đất và định cư tại xã Ia Piơr để trồng cao su. Đến năm 2013, khi vườn cao su bắt đầu đưa vào khai thác thì thấy lượng mủ rất ít do chất đất ở đây không phù hợp. Vì vậy, tôi quyết định cắt bỏ toàn bộ và bán 7 ha đất để trang trải cuộc sống và chỉ giữ lại khoảng 5 ha cho đến hôm nay.

Ông Giang bên vườn nhãn trái vụ.Ảnh: Nguyễn Diệp

Ông Giang bên vườn nhãn trái vụ.Ảnh: Nguyễn Diệp

“Không chỉ thất bại với cây cao su, cuộc sống gia đình tôi tiếp tục lao đao khi khoảng năm 2019, trang trại hơn 200 con heo bị bệnh tai xanh tàn phá, có thời điểm gia đình nghĩ đến cảnh bán diện tích đất còn lại trả nợ rồi quay về Bình Dương làm công nhân sinh sống qua ngày’’- ông Giang chia sẻ.

Vươn lên từ cây nhãn

Sau khi giữ lại khoảng 5 ha đất trồng rau, quả để tìm hướng đi mới trong phát triển kinh tế. Trong đó, ông Giang trồng 100 cây nhãn giống T6 từ ngoài Bắc đưa vào với mục đích để ăn chứ chưa nghĩ đến hiệu quả kinh tế cũng như thị trường tiêu thụ. Sau 3 năm trồng, thấy cây nhãn phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu vùng đất Ia Piơr. Đặc biệt, thời điểm thu hoạch rơi vào “trái vụ” so với những vùng trồng nhãn ngoài Bắc và các tỉnh lân cận, bán được giá trong những ngày Tết đến rằm tháng 3 (âm lịch). Năm 2014 ông mạnh dạn đầu tư trồng gần 5 ha nhãn, đến năm 2017, toàn bộ diện tích đã đưa vào kinh doanh cho đến nay.

Vườn nhãn trái vụ trồng xen canh với cây Sa pô chê. Ảnh: Nguyễn Diệp

Vườn nhãn trái vụ trồng xen canh với cây Sa pô chê. Ảnh: Nguyễn Diệp

Theo tính toán của ông Giang, một ha nhãn trồng được 500 cây, chi phí đầu tư từ lúc trồng, chăm sóc đến thu hoạch khoảng 45 triệu đồng/ha, thấp hơn so với một số loại cây trồng khác. Mỗi cây thu hoạch bình quân 70-80kg, cũng có nguồn thu nhập ổn định. Với 5 ha chia thành nhiều vườn khác nhau và trồng rải vụ để đảm bảo thời gian thu hoạch đúng vào những ngày trong và sau Tết, ông Giang đã thành công ngoài mong đợi.

“Giống nhãn T6 trồng trên vùng đất Ia Piơr dày cơm, thơm ngon và ngọt không khác so với trồng ngoài Bắc nên không lo về đầu ra. Trong dịp Tết 2024, thương lái các nơi tìm đến vườn mua nhãn trà sớm được khoảng 3 tấn với giá bình quân 28.000 đồng/kg, trừ chi phí còn lợi nhuận được 84 triệu đồng, cao hơn so với trồng cây điều, mì… Nhờ trồng nhãn trái vụ, vài năm trở lại đây, giá nhãn của tôi bán sỉ cho thương lái bình quân 20.000 đồng/kg, mỗi năm thu được khoảng 800 triệu đồng, trừ chi phí đầu tư lợi nhuận được 700 triệu đồng”- ông Giang vui vẻ nói.

Không chỉ làm riêng mình, ông Giang còn hướng dẫn kỹ thuật trồng nhãn cho nhiều hộ trong làng. Thường xuyên tìm hiểu và học hỏi từ những người trồng nhãn ở các tỉnh lân cận và ngoài Bắc, đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm trên toàn bộ diện tích nhãn hiện tại để nâng cao năng suất và chất lượng. Mở rộng trồng thêm 2 ha tại xã Ia Ga chờ đến dịp Tết năm 2025 sẽ thu hoạch chính vụ.

Phó Chủ tịch UBND xã Ia Piơr Hà Văn Tin thăm vườn nhãn trái vụ. Ảnh: Nguyễn Diệp

Phó Chủ tịch UBND xã Ia Piơr Hà Văn Tin thăm vườn nhãn trái vụ. Ảnh: Nguyễn Diệp

Trao đổi với P.V, ông Hà Văn Tin- Phó Chủ tịch UBND xã Ia Piơr- cho biết: Những năm trước đây, người dân trong xã chủ yếu trồng lúa nước, điều, mì nên nguồn thu nhập không ổn định. Từ khi mô hình trồng nhãn trái vụ của ông Giang cho thu nhập ổn định, bây giờ nhiều hộ trong làng Me và xã đến học tập kinh nghiệm trồng nhãn của ông.

Có thể bạn quan tâm

Quang cảnh hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Dự án 8 tại huyện Ia Pa. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8

(GLO)- Sáng 10-12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021-2024.

Ảnh: Đ.M.P

Sró một thời...

(GLO)- Từ trung tâm huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đi chừng 30 km là đến xã Sró. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều lần trong các chuyến công tác, tôi đã qua lại nơi đây. Kỷ niệm thì nhiều, nhưng tôi nhớ nhất là hồi chú Trần Quốc Bảo làm Bí thư Huyện ủy.

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 783/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ do nhà nước đầu tư, quản lý thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Tặng 600 chiếc áo ấm cho thiếu nhi xã Đak Sơ Mei

Tặng 600 chiếc áo ấm cho thiếu nhi xã Đak Sơ Mei

(GLO)- Chiều 6-12, Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky phối hợp cùng Đảng ủy-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Đak Sơ Mei (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Áo ấm chuyền tay” nhằm trao tặng áo ấm cho thiếu nhi trên địa bàn xã.

Quang cảnh hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024 huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: 19/20 chỉ tiêu kinh tế-xã hội đạt và vượt kế hoạch năm 2024

(GLO)- Sáng 6-12, UBND huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Nguyễn Ngọc Ngô chủ trì hội nghị.

Đak Đoa điều chỉnh giảm dự toán vốn thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 4 Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn hơn 300 triệu đồng. Ảnh Hà Duy.

Đak Đoa điều chỉnh vốn sự nghiệp thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững

(GLO)- Hội đồng nhân dân huyện Đak Đoa vừa ban hành Nghị quyết số 26/NQ-HĐND về việc điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp chưa giải ngân hết trong năm 2023 đã được chuyển nguồn sang năm 2024 và điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp năm 2024 thực hiện chương trình MTQG giảm nghèo bền vững (đợt 2).