Người thầy mát tay của các cầu thủ "nhí"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Gần 6 năm qua, anh Nguyễn Thanh Tấn (SN 1988, tổ 3, thị trấn Chư Sê, Gia Lai) đã đào tạo và giới thiệu hàng trăm tài năng “nhí” cho các câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp trong cả nước. Việc làm này thực sự ý nghĩa khi đã giúp các em nhỏ được rèn luyện ở môi trường bóng đá chuyên nghiệp, nuôi dưỡng ước mơ sân cỏ.
Nguyễn Thanh Tấn là cựu cầu thủ của một số câu lạc bộ (CLB) bóng đá như: Hoàng Anh Gia Lai, Tây Ninh, Phú Yên. Năm 2015, anh thành lập CLB Bóng đá cộng đồng TTF Chư Sê và chiêu sinh các em nhỏ có đam mê với trái bóng tròn. Anh Tấn bộc bạch: “Với mong muốn tạo ra một sân chơi lành mạnh để trẻ nâng cao sức khỏe và hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử, tôi mạnh dạn mở 1 lớp dạy bóng đá ở thị trấn Chư Sê với gần 80 học viên. Thấy nhu cầu học đông, từ năm 2016, tôi lần lượt mở thêm 1 lớp dạy bóng đá ở huyện Chư Sê, 2 lớp ở huyện Chư Pưh, 1 lớp ở huyện Đức Cơ và 1 lớp ở thị xã Ayun Pa”.
Các lớp bóng đá cộng đồng của anh Tấn được phụ huynh hưởng ứng tích cực. Có thời điểm, 6 lớp thu hút hơn 600 em theo học. Tuy nhiên, hiện nay, anh Tấn chỉ còn duy trì 3 lớp dạy bóng đá cộng đồng ở huyện Chư Sê và Chư Pưh. 2 lớp dạy ở huyện Đức Cơ và thị xã Ayun Pa được giao lại cho những người bạn, anh Tấn chỉ hỗ trợ về mặt giáo án khi cần. 
1. Huấn luyện viên CLB bóng đá cộng đồng TTF Chư Sê Nguyễn Thanh Tấn. Ảnh T.D
Huấn luyện viên CLB bóng đá cộng đồng TTF Chư Sê Nguyễn Thanh Tấn. Ảnh: Thiên Di

Từ năm 2015 đến nay, các lớp bóng đá cộng đồng do anh Tấn mở đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển phong trào bóng đá trên địa bàn tỉnh. Riêng các cầu thủ “nhí” của CLB bóng đá cộng đồng TTF Chư Sê liên tục mang vinh quanh về cho huyện nhà khi tham dự các giải đấu cấp tỉnh. “Chúng tôi đã nhiều lần vô địch giải bóng đá cúp các CLB trong tỉnh. Riêng tại Giải Bóng đá thiếu niên-nhi đồng toàn tỉnh hàng năm, đội bóng của chúng tôi thường lọt tốp 3 đội mạnh nhất”-huấn luyện viên Nguyễn Thanh Tấn chia sẻ.
Bên cạnh việc dạy kỹ năng bóng đá giúp trẻ rèn luyện sức khỏe, chàng trai quê xứ Huế còn có công phát hiện những cầu thủ “nhí” có năng khiếu vượt trội để tiến cử cho các CLB bóng đá chuyên nghiệp trong nước. 6 năm qua, hàng trăm em do anh Tấn đào tạo, giới thiệu đã thi đậu vào các CLB như SHB Đà Nẵng, Hoàng Anh Gia Lai, Quảng Nam, Huế, Học viện Bóng đá Juventus Việt Nam… Hiện có một số gương mặt được giới chuyên môn đánh giá cao như: Lê Văn Quang Duyệt và Kpuih Anh (cùng SN 2005, huyện Chư Sê) thuộc đội U19 Quảng Nam; Trần Minh Tài (SN 2008) và Phạm Gia Bảo (SN 2009, huyện Chư Sê) thuộc các đội trẻ của Học viện Bóng đá Juventus Việt Nam. “Mỗi năm, tôi đưa hơn 10 cháu đến các CLB bóng đá chuyên nghiệp trong nước thi tuyển đầu vào. Có nhiều chuyến đi tôi phải bỏ tiền túi hoặc kêu gọi xã hội hóa. Tôi mong muốn các cháu có điều kiện phát triển tài năng ở những CLB chuyên nghiệp để trở thành cầu thủ giỏi rồi cống hiến cho bóng đá nước nhà. Tôi cũng đã kết nối giúp nhiều CLB bóng đá cộng đồng ở Gia Lai trong việc đưa cầu thủ đi thi tuyển”-anh Tấn cho biết thêm.
Học viên CLB Bóng đá cộng đồng TTF Chư Sê khởi động trước giờ tập (ảnh chụp tháng 4-2021). Ảnh: Thiên Di
Học viên CLB Bóng đá cộng đồng TTF Chư Sê khởi động trước giờ tập (ảnh chụp tháng 4-2021). Ảnh: Thiên Di
Anh Phạm Hồng Minh-bố của em Phạm Gia Bảo-cho hay: “Con tôi học ở CLB Bóng đá TTF Chư Sê do thầy Tấn huấn luyện được hơn 2 năm. Ban đầu, cháu vào lớp đại trà. Sau đó, thấy Bảo có tố chất, thầy Tấn chuyển qua lớp năng khiếu đào tạo nâng cao. Khi biết Học viện Bóng đá Juventus Việt Nam chiêu sinh bên Đak Lak, thầy Tấn hướng dẫn đưa Bảo qua thi và cháu đã trúng tuyển”.
Trao đổi qua điện thoại với chúng tôi, ông Bùi Văn Tân-huấn luyện viên đội trẻ của CLB Bóng đá SHB Đà Nẵng-cho biết: “Anh Nguyễn Thanh Tấn là người tâm đắc với môn bóng đá nước nhà. Những năm qua, anh đã giới thiệu cho CLB chúng tôi hơn 30 cầu thủ “nhí” người Gia Lai. Tất cả các cháu đều có kỹ thuật tốt, đáp ứng yêu cầu của CLB. Mới đây, 6 cầu thủ do anh Tấn đưa ra đây thi đầu vào đã được CLB tuyển chọn cho các đội trẻ. Chúng tôi rất tin tưởng và yên tâm đối với những học viên được anh Tấn giới thiệu”.
THIÊN DI

Có thể bạn quan tâm

Sôi động mùa hè võ thuật nơi cao nguyên

Sôi động mùa hè võ thuật trên cao nguyên

(GLO)- Trong kỳ nghỉ hè năm nay, nhiều học sinh ở khu vực vùng cao tỉnh Gia Lai lựa chọn tham gia các lớp học võ thuật nhằm rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể chất. Các lớp học võ còn là môi trường để phát hiện, bồi dưỡng những tài năng trẻ, góp phần phát triển phong trào võ thuật địa phương.

Gìn giữ và phát huy thể thao truyền thống

Gìn giữ và phát huy thể thao truyền thống

(GLO)- Những năm qua, các hoạt động thể thao truyền thống nhận được sự quan tâm, đầu tư tổ chức từ chính quyền địa phương và ngành chức năng. Người dân cũng tích cực duy trì việc tập luyện và thi đấu, góp phần nâng cao sức khỏe, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số.

Ông Võ Ngọc Lương bên những thành tích bản thân đã đạt được. Ảnh: R.H

“Truyền lửa” đam mê Karate cho thế hệ trẻ

(GLO)- Tại Gia Lai, Ông Võ Ngọc Lương và thầy R’Ô Thanh đã trở thành những nhân tố tích cực trong việc lan tỏa và phát triển phong trào Karate tại địa phương. Bằng tâm huyết và sự kiên trì, họ không chỉ giành được thành tích đáng tự hào mà còn góp phần “truyền lửa” đam mê Karate cho thế hệ trẻ.

 Ia Dom: “Chiếc nôi” của môn bắn nỏ

Ia Dom: “Chiếc nôi” của môn bắn nỏ

(GLO)- Với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) xã Ia Dom (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), bắn nỏ là môn thể thao yêu thích. Những năm qua, xã có nhiều vận động viên đạt thành tích cao tại các hội thi và trở thành “chiếc nôi” của môn bắn nỏ.

Anh Lok hướng dẫn con gái út cách ngắm bắn nỏ sao cho chính xác nhất. Ảnh: Vũ Chi

Gia đình “cung thủ” ở Ayun Pa

(GLO)- Bà con ở tổ 9, phường Đoàn Kết (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) gọi gia đình anh Ksor Lok bằng cái tên trìu mến là “gia đình cung thủ” vì giành nhiều huy chương môn bắn nỏ tại giải thể thao các cấp. Các con của anh đều sử dụng nỏ thành thạo. Anh cũng là người chế tác nỏ nổi tiếng trong vùng.

null