Người sót lại của Tràng Sòi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tràng Sòi (Quảng Trị) từng có 40 hộ dân nhưng người ta lần lượt bỏ đi vì không chịu nổi cảnh sống thiếu thốn, khắc nghiệt. Tràng Sòi bây giờ trên giấy tờ có 5 hộ, nhưng thực tế chỉ còn 1 hộ.

Những ngày mưa gió, chẳng ai dám vào Tràng Sòi (xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, Quảng Trị). Mà có muốn vào cũng chẳng được vì đường nhão nhoẹt bùn đất. Ở đó, chẳng có nước, điện, chỉ vài mái nhà lúp xúp, đóng cửa im ỉm, nằm lạc lõng giữa đồi núi mênh mông. Muốn có ai đó trò chuyện phải tới điểm duy nhất: nhà ông thôn trưởng với tên họ ngắn gọn Nguyễn Các.

 

Bà Lợi, vợ trưởng thôn Nguyễn Các, cạnh ngôi nhà đơn giản mà họ đã
Bà Lợi, vợ trưởng thôn Nguyễn Các, cạnh ngôi nhà đơn giản mà họ đã "bám trụ" ngót 25 năm ở Tràng Sòi.

Thôn 1 hộ dân

Sự tồn tại của thôn Tràng Sòi được ghi rõ trong cuốn Lịch sử Đảng bộ xã Triệu Ái. Đây là 1 trong 3 thôn kinh tế mới (cùng với Liên Phong và Trung Long) thành lập năm 1992 thuộc dự án kinh tế mới Tây Triệu Phong, với mục đích từng bước hình thành các điểm dân cư mới, thực hiện trồng rừng phủ trống đồi trọc. Ngày đó, 40 hộ dân từ 2 xã đồng bằng chật chội là Triệu Độ và Triệu Thuận (H.Triệu Phong) dắt díu nhau lên vùng bán sơn địa này để lập nghiệp, mơ gầy dựng cuộc sống mới.

Tuy nhiên, sự hỗ trợ ban đầu của chính quyền và những nỗ lực của người dân như muối bỏ bể. Cây rừng ở Tràng Sòi vẫn mọc lên xanh tốt, cao lớn nhưng cái cực, cái khổ lại không chịu buông bỏ mảnh đất này. Chủ tịch UBND xã Triệu Ái bây giờ, ông Đặng Sỹ Dũng, thừa nhận rằng sau 25 năm Tràng Sòi vẫn là vùng đất đi lại cách trở, y tế, giáo dục vẫn chưa được chăm lo, điện nước không có... Mà có xa xôi gì, tính theo đường chim bay, Tràng Sòi chỉ cách trung tâm xã Triệu Ái 10 km và cách địa giới TP.Đông Hà vỏn vẹn 6 km. “Đó là câu chuyện có yếu tố lịch sử”, ông Dũng thở dài.

Nên thật dễ hiểu khi người dân Tràng Sòi lần lượt bỏ về quê cũ hoặc sống kiểu “một cảnh hai quê”, “chân đồi chân ruộng”. Giấc mơ lập nghiệp không đủ lãng mạn để họ tiếp tục bám giữ với cảnh sống quá ngặt nghèo. Nhiều người thậm chí sẵn sàng “hy sinh đời bố”, nhưng ngoảnh lại đâm lo vì con cái họ rồi sẽ học hành ra sao nếu cứ bám trụ chốn này. Năm 2000, Tràng Sòi chỉ còn 15 hộ. Từ năm 2012 đến nay, trên danh nghĩa sót lại 5 hộ nhưng thực chất chỉ mỗi gia đình ông Các bám trụ.

Người “vác tù và” lạ lùng

 

Ông Nguyễn Các chỉ còn một mắt sau tai nạn bom mìn năm 1983.
Ông Nguyễn Các chỉ còn một mắt sau tai nạn bom mìn năm 1983.

“Ông già gân” Nguyễn Các năm nay đã 72 tuổi, đủ trải nghiệm để biết mình muốn gì và sống như thế nào, sống ở đâu. Thế mà ông vẫn chọn Tràng Sòi để ở lại, cùng vợ và con.

Trước khi làm con dân Tràng Sòi, ông Các từng chọn vùng đất dữ dội không kém để lập nghiệp: vùng Tân Độ nay thuộc TT.Khe Sanh (huyện Hướng Hóa). Ông cùng với hàng ngàn hộ dân Triệu Phong ngược lên vùng biên viễn xây dựng kinh tế mới những năm sau 1975. Ngày đó, khu vực này là bình địa, nhưng dưới vài tấc đất lại chi chít bom đạn. Đã có nhiều người tử nạn chỉ sau vài nhát cuốc... Ông Các không chết ở đất này nhưng cũng có trải nghiệm kinh hoàng và mất đi 1 con mắt sau nhát cuốc định mệnh vướng vào quả mìn hồi năm 1983. Tưởng rằng mình đã trở thành phế nhân, ông trở về quê hương Triệu Độ, kiếm con tôm, con tép nơi dòng Thạch Hãn cho qua ngày. Nhưng cũng chỉ được mấy năm, năm 1992, ông Các lại thủ thỉ với vợ để gồng gánh lên Tràng Sòi với một giấc mơ đổi đời nhờ rừng.

Thế mà cũng đã ngót chục năm, ông Các ngồi vào cái ghế trưởng thôn kiêm trưởng ban công tác mặt trận thôn Tràng Sòi dù thôn này lúc đông đủ nhất cũng chỉ có 5 hộ, còn khi hẻo nhất thì thôn trưởng chỉ quản lý mỗi... gia đình mình. Vậy mà ông vẫn hóm hỉnh “khoe” rằng các hộ trong thôn đều thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, tham gia không thiếu bất kỳ hoạt động gì. “Công việc của tôi rất nhàn hạ, phần vì trong thôn quá ít nhân khẩu, phần bà con ý thức và có thu nhập nhờ vào rừng. Mỗi lần báo tin có việc hoặc đóng góp các khoản, tất cả đều rất đầy đủ”, giọng ông Các pha chút tự hào.

"Nhân sự" Tràng Sòi xem ra khá gọn ghẽ. Ngoài trưởng thôn Các kiêm trưởng ban mặt trận với phụ cấp 1,5 triệu đồng/tháng, một công an viên tên Phong (đã về tạm trú ở thôn Hà Xá gần QL1) phụ cấp 1,1 triệu đồng/tháng, chị Ba tổ trưởng tổ phụ nữ kiêm chi hội trưởng nông dân thôn hưởng phụ cấp 450.000 đồng/tháng. Để “làm gương” cho 4 hộ còn lại, ông thôn trưởng Các chăm chỉ làm kinh tế. Còn nhớ, khi nhiều hộ dân Tràng Sòi lũ lượt về quê cũ, vợ con nhấp nhổm không yên, vậy mà “ông già gân” trưởng thôn vẫn bình chân như vại, thản nhiên bổ những nhát cuốc khai hoang nơi mảnh đất cằn. Lúc chỉ còn mỗi gia đình mình "sót" lại, ông vẫn động viên vợ con hãy cứ chăm vào mảnh rừng, ruộng vườn và đeo đuổi những ý tưởng, dự án nông nghiệp xem nuôi con gì, trồng cây gì hợp với đất Tràng Sòi...

Người tiên phong của xã Triệu Ái đưa măng bát độ về trồng không ai khác chính là trưởng thôn Các. Ông Đặng Sỹ Dũng xác nhận trưởng thôn Các còn giỏi trồng tràm, cao su, trồng rừng có chứng chỉ FSC (tiêu chuẩn rừng quốc tế do Hội đồng quản trị rừng thế giới cấp), mới đây lại còn trồng thêm dứa... Nhiều bằng khen về sản xuất giỏi, quản lý bảo vệ rừng tốt... đã xác tín thôn trưởng Các như một “lão nông tri điền” chính hiệu trong mắt người dân. Nhiều người tìm đến ông để nghe lời khuyên hay tham khảo kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt.

 

Gần lại với Tràng Sòi

Xã Triệu Ái có diện tích tự nhiên gần 11.000 ha, thì Tràng Sòi đã chiếm đến 4.000 ha, chủ yếu là đất rừng, lại giáp ranh với H.Cam Lộ và có ý nghĩa quan trọng về an ninh quốc phòng. Theo Chủ tịch UBND xã Đặng Sỹ Dũng, Tràng Sòi hiện đang được chính quyền quan tâm đặc biệt trong xây dựng cơ sở hạ tầng, khác với trước. “Khi đường, điện vào tới thôn thì Tràng Sòi sẽ thu hút dân cư đông đúc. Đang triển khai đường điện vào thôn, mong sớm có dự án đường giao thông thuận lợi nữa. Được như rứa thì không lâu tới, Tràng Sòi từ xa hóa gần”, ông Dũng kỳ vọng. Riêng ý định sáp nhập 3 thôn (Liên Phong, Trung Long, Tràng Sòi) vẫn đang để ngỏ, vì vẫn chưa đủ 200 hộ để thành lập thôn theo quy định mới.

Gặp thôn trưởng Các tại trụ sở UBND xã Triệu Ái hồi đầu tháng 11 khi ông vừa băng rừng ra trung tâm xã tham gia bàn kế hoạch triển khai ngày hội đoàn kết toàn dân, nhận ra trong ông vẫn cuồng nhiệt mối lo cho tập thể dù thôn chỉ có 5 hộ trên danh nghĩa. Chỉ kịp rũ vội đôi ủng dính đất đỏ lòm, quệt mồ hồi trên trán, ông khoe: “Thôn tôi ít người nhưng chất lượng, ngày hội đoàn kết nào cũng vui vẻ và văn minh”. Hỏi liệu có bỏ Tràng Sòi mà đi không, ông Các cười phá lên: “Hồi xưa mới lên, cực như rứa mà tôi còn chưa bỏ nữa là. Sướng tới nơi rồi, bao nhiêu dự định của tôi ở Tràng Sòi chỉ lo không đủ sức làm”.

Nguyễn Phúc/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.