Người đàn ông bị hàng trăm cục vôi ăn hủy xương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bệnh viện Sài Gòn-ITO TP. HCM vừa loại bỏ hàng trăm cục vôi hóa hiếm gặp từ một người mắc bệnh gút hơn 10 năm nay.

Sáng 9-11, Bệnh viện Sài Gòn-ITO TP HCM cho biết vừa phẫu thuật loại bỏ hàng trăm cục vôi hóa để cứu anh Nguyễn Công D. (29 tuổi, ngụ tỉnh Vĩnh Long).

Trước đó, anh D. nhập viện trong tình trạng đau nhức, đi lại khó khăn, nhiều khớp khuỷa tay chân nhô ra nhiều cục vôi trắng gồ ghề, lồi lõm, lở loét.


 

 Vô số cục vôi
Vô số cục vôi "ăn" vào khớp khuỷa bệnh nhân



Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân bị bệnh gút rất nặng, tỉ lệ uric acid trong máu rất cao (516 micro mol/l, bình thường chỉ khoảng 208-428); các tinh thể uric acid lắng đọng ở khắp nơi trong cơ thể, không chỉ ở các khớp khuỷu, ngón tay, khớp gối, cổ chân còn có nhiều ở gân cơ, gót chân và ngoài da...  

Qua gần 2 giờ phẫu thuật, các bác sĩ đã gọt tỉa, cắt lọc lấy ra vô số cục tophi, vôi thâm nhập hết các cấu trúc da, mô mở, gân, bao khớp, hủy xương sụn khớp của bệnh nhân.

Bác sĩ Nguyễn Xuân Anh, Trưởng Khoa Vi phẫu tạo hình Bệnh viện Sài Gòn-ITO (người trực tiếp thực hiện), cho biết chưa gặp trường hợp nào trẻ mà bệnh gút nặng như thế. Bệnh nhân này có thể bị rối loạn chức năng gan bẩm sinh, chuyển hoá chất đạm thành nhiều nhân purin.

"Bệnh gút không chỉ xảy ra ở người lớn tuổi mà còn có thể xảy ra ở tuổi đời rất trẻ và gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Phẫu thuật chỉ giải quyết biến chứng lắng đọng các tinh thể urat tại các khớp, gân và ngoài da làm giới hạn vận động của bệnh nhân. Về lâu dài, anh D. cần được điều trị nội khoa tích cực, nếu không sẽ còn tái phát"-Bs Xuân Anh khuyến cáo.

Anh D. bị bệnh gút hơn 10 năm qua, mặc dù không nghiện rượu bia và đã điều trị khắp nơi nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm.

Nguyễn Thạnh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.