Dự án đường dây 500 kV Dốc Sỏi-Pleiku 2

Người dân mỏi mòn chờ tiền bồi thường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau gần 7 năm triển khai Dự án đường dây 500 kV Dốc Sỏi-Pleiku 2, đến nay nhiều hộ dân trên địa bàn xã Ia Sao (huyện Ia Grai) vẫn mỏi mòn chờ nhận đủ số tiền bồi thường.

Gần 7 năm bị “treo” tiền bồi thường

Dự án đường dây 500 kV Dốc Sỏi-Pleiku 2 được khởi công từ tháng 12-2018 đi qua 3 tỉnh Quảng Ngãi, Kon Tum và Gia Lai. Dự án đã nghiệm thu, đóng điện vào tháng 6-2021.

Để thi công đường dây, chủ đầu tư dự án đã tiến hành kiểm kê, đo đạc, bồi thường cho các hộ dân trong diện ảnh hưởng, trong đó có nhiều hộ dân tại xã Ia Sao từ tháng 7-2018. Tuy nhiên, đến nay các hộ dân trên địa bàn xã Ia Sao mới chỉ nhận được 30% số tiền bồi thường, 70% còn lại vẫn bị “treo” trong gần 7 năm qua.

nhieu-ho-dan-tai-xa-ia-sao-van-chua-nhan-duoc-day-du-tien-boi-thuong-cua-du-an-duong-day-500-kv-doc-soi-plieku-2-anh-van-ngoc.jpg
Nhiều hộ dân tại xã Ia Sao vẫn chưa nhận được đủ tiền bồi thường của dự án đường dây 500 kV Dốc Sỏi-Plieku 2. Ảnh: Văn Ngọc

Gia đình ông Đỗ Đăng Thoại (thôn Tân Lập) là một trong những hộ dân bị ảnh hưởng lớn nhất của dự án cho biết: Đường dây đã đi qua giữa vườn cà phê, sầu riêng, hồ tiêu rộng 1 ha của gia đình ông. Trong đó có 1 chân trụ đặt ở trong vườn. Giữa năm 2018, lực lượng chức năng đã đến tiền hành đo đạc và đền bù số tiền gần 300 triệu đồng. Trong đó có khoảng 200 triệu đồng liên quan đến đền bù diện tích đất, cây trồng để xây dựng chân trụ, gần 100 triệu đồng do ảnh hưởng của hành lang lưới điện với chiều dài gần 150 m. Số tiền còn lại khoảng 200 triệu đồng (chiếm khoảng 70%) do ảnh hưởng của hành lang lưới điện đến nay gia đình ông vẫn chưa được nhận.

"Vì chủ trương lớn của Nhà nước nên vợ chồng tôi cũng ủng hộ để chính quyền triển khai dự án kịp tiến độ. Nhưng không hiểu sao đến nay đã gần 7 năm rồi mà gia đình tôi vẫn chưa nhận được số tiền bồi thường còn lại”-ông Thoại thắc mắc.

Tương tự, năm 2018, gia đình ông Lê Văn Chim (thôn Tân Lập) chỉ mới nhận được hơn 60 triệu đồng, còn lại khoảng 140 triệu đồng trong tổng số 70% số tiền bồi thường hành lang lưới điện cũng bị “ngâm” cho tới nay. Ông Chim bức xúc: "Số tiền bồi thường không hề nhỏ với nông dân như chúng tôi để hỗ trợ tái tạo sản xuất nhưng đến nay vẫn chưa thể nhận đủ”.

Sớm giải quyết cho người dân

Trong khi đó, theo ông Lê Cao Khải (thôn Tân Lập): Hiện trong thôn có 9 hộ dân vẫn bị treo số tiền 70% bồi thường hành lang lưới điện ước tính lên đến hàng tỷ đồng. Đáng nói, dù các hộ đều có thửa đất gần nhau, cùng canh tác cây cà phê song trong tháng 3 vừa qua có 2 hộ dân đã nhận được tiền bồi thường. Trong đó có 1 người là lãnh đạo xã Ia Sao khiến 9 hộ dân còn lại không khỏi thắc mắc. “Tất cả các hộ dân trong thôn đều được đo đạc, được bồi thường 30% cùng thời điểm giữa năm 2018. Nhưng không hiểu sao trong khi chúng tôi kiến nghị rất nhiều lần gõ cửa cấp xã và cấp huyện lại không nhận được nhưng người có thửa đất giáp ranh nhà tôi lại vừa nhận được 70% số tiền còn lại”-ông Khải bức xúc.

Trao đổi với P.V vào ngày 4-4, ông Trương Thanh Vân-nguyên Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường (cũ), Phó Chủ tịch Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư huyện Ia Grai thừa nhận có thiếu sót trong quá trình kiểm kê, lập hồ sơ, phương án bồi thường cho các hộ dân ở xã Ia Sao dẫn đến sự việc chậm trễ như trên.

“Thời điểm đó cán bộ triển khai kiểm kê làm nhiều đợt nên có các phương án khác nhau, có hộ có phương án, có hộ thì chưa, có hộ kiểm kê thiếu cây trồng dẫn đến việc có hộ đã nhận đủ tiền đền bù nhưng có hộ thì chưa. Sau đó, số cán bộ này luân chuyển công tác, quá trình bàn giao mất nhiều thời gian nên hiện tại cần phải rà soát lại lần cuối để phê duyệt bổ sung trong tháng 4 này. Dự kiến trong tháng 5 khi phê duyệt xong, Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung chuyển tiền về thì sẽ chi trả tiền bồi thường cho người dân"-ông Vân lý giải.

Cũng theo ông Vân, ngày 26-3-2025, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư huyện Ia Grai đã có công văn gửi các hộ gia đình để giải thích về sự chậm trễ này, trong đó dự kiến trả toàn bộ số tiền bồi thường trước ngày 30-6. Công văn cũng nêu rõ “Trong trường hợp kinh phí có sớm hơn, Hội đồng sẽ thực hiện giải ngân sớm, không đợi đến ngày 30-6”.

Có thể bạn quan tâm

Giải tỏa nỗi lo tự sản tự tiêu

Giải tỏa nỗi lo tự sản tự tiêu

(GLO)- Gần đây, hàng loạt vụ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ bị phanh phui và xử lý. Tuy nhiên, củng cố niềm tin người tiêu dùng vào hàng hóa và sản phẩm, dịch vụ hiện nay vẫn là thách thức rất lớn.  

Thời khắc lịch sử đưa tỉnh Gia Lai bước vào hành trình phát triển mới

Thời khắc lịch sử đưa tỉnh Gia Lai bước vào hành trình phát triển mới

Hôm nay, ngày 1.7.2025, tỉnh Gia Lai (hợp nhất từ tỉnh Bình Định và Gia Lai (cũ)) chính thức hoạt động theo Nghị quyết số 202/2025/QH15 ngày 12.6.2025 của Quốc hội. Đồng chí Hồ Quốc Dũng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai, đã có cuộc trò chuyện cởi mở với phóng viên Báo Gia Lai nhân sự kiện đặc biệt này.

Chung tay tiếp sức cho học sinh vùng khó

Chung tay tiếp sức cho học sinh vùng khó

(GLO)- Suốt 36 năm qua, Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Nguyễn Khuyến (xã Chư Krey, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn ngày ngày bền bỉ thắp sáng tri thức cho con em đồng bào các dân tộc thiểu số. Nhiều thế hệ học trò vùng khó trưởng thành, vươn lên bằng con chữ và tri thức.

Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê

Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê liên quan đến việc thi công đấu nối đường dân sinh với đường tỉnh 669, dự án thuê đất trồng rừng của Công ty TNHH Hưng Thịnh Nguyên và chính sách hỗ trợ làm ao, hồ nhỏ đảm bảo nước tưới cho cây trồng.

Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã sẵn sàng cho ngày 1.7

Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã sẵn sàng cho ngày 1.7

Ngày 1.7, chính quyền hai cấp của tỉnh Gia Lai (mới) chính thức đi vào hoạt động. Cùng với đó, 58 xã, phường mới trên địa bàn tại tỉnh Bình Ðịnh hiện nay sẽ vận hành Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã - nơi được kỳ vọng trở thành bộ mặt hành chính, điểm tựa tin cậy cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ công hiện đại, thuận tiện, hiệu quả.
Khai mở tư duy cải cách, phục vụ

Khai mở tư duy cải cách, phục vụ

Giai đoạn 2020 - 2025 ghi dấu bước chuyển mình của công tác cải cách hành chính tại Bình Ðịnh. Với quyết tâm chính trị cao, sự chỉ đạo đồng bộ, tỉnh không chỉ nâng cao hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp mà còn tạo dựng môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn diện và bền vững.
Kỳ vọng từ mô hình “phi địa giới”

Kỳ vọng từ mô hình “phi địa giới”

Chiều 25.6, tại nhiều xã, phường trên địa bàn hai tỉnh Bình Ðịnh và Gia Lai, một cuộc vận hành thử mô hình chính quyền số 2 cấp đã đồng loạt diễn ra. Ðây là bước chuyển quan trọng để thích ứng với yêu cầu mới sau sáp nhập, khi không gian hành chính được mở rộng và việc giải quyết thủ tục hành chính không còn bị giới hạn bởi ranh giới địa lý.
Thư Tòa soạn

Thư Tòa soạn

(GLO)- Cùng với việc sáp nhập tỉnh, từ ngày 1-7, Báo Gia Lai hợp nhất với Báo Bình Định thành Báo Gia Lai mới.

Tai nạn xe máy, thanh niên tử vong tại chỗ

Tai nạn xe máy, thanh niên tử vong tại chỗ

(BĐ) - Vào lúc 4 giờ 12 phút ngày 29.6, tại Km 12+400 QL 19C, thuộc thôn Hiệp Vinh 2, xã Canh Vinh (huyện Vân Canh) xảy ra vụ TNGT nghiêm trọng làm một thanh niên đi xe máy tử vong tại chỗ. Nạn nhân là anh Bùi Xuân Trường (SN 2001, ở thôn Kinh Tế, xã Canh Vinh).
Gia Lai bố trí lại hơn 179,5 tỷ đồng từ nguồn sử dụng đất cho dự án hồ sơ địa chính

Gia Lai bố trí lại hơn 179,5 tỷ đồng từ nguồn sử dụng đất cho dự án hồ sơ địa chính

(GLO)- Tại kỳ họp thứ 27, HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết số 505/NQ-HĐND về việc sử dụng nguồn tiền sử dụng đất của dự án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và dữ liệu địa chính tỉnh Gia Lai chưa phân bổ để cấp cho các dự án đầu tư từ nguồn tiền sử dụng đất chưa được cấp.

Gìn giữ ngọn lửa ấm trong mỗi mái nhà

Gìn giữ ngọn lửa ấm trong mỗi mái nhà

Yêu thương, sẻ chia, thấu hiểu và nhường nhịn được xem là “chìa khóa” để gìn giữ hạnh phúc trong mỗi tổ ấm. Nhiều gia đình nhờ cùng nhau vun đắp yêu thương trong bình dị, chân thành đã dựng nên mái ấm đầy ắp tiếng cười, sự gắn kết và niềm tin bền chặt.
null