Gia Lai: Quy định mức chi đảm bảo tổ chức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành quyết định quy định mức chi đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày 11-1-2025, quy định chi tiết khoản 8 Điều 27 Nghị định số 88/2024/NĐ-CP ngày 15-7-2024 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Trong đó, quy định về mức chi đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và mức chi đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất.

quang-canh-buoi-doi-thoai.jpg
UBND TP. Pleiku tiến hành đối thoại với hộ dân về phương án bồi thường, hỗ trợ thuộc Dự án Trạm biến áp 110kV Trà Đa và đấu nối. Ảnh: D.T

Cụ thể, chi tổ chức họp với người có đất, chủ sở hữu tài sản trong khu vực thu hồi để phổ biến, tuyên truyền các chính sách pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và tiếp nhận ý kiến, tổ chức vận động người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản liên quan thực hiện quyết định thu hồi đất thực hiện dự án là 200.000 đồng/người/ngày.

Chi điều tra, khảo sát, ghi nhận hiện trạng, đo đạc, kiểm đếm, thống kê, phân loại diện tích đất, xác định nguồn gốc đất và tài sản gắn liền với đất thu hồi; chi lập, thẩm định, phê duyệt, công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư từ khâu tính toán, xác định mức bồi thường, hỗ trợ đến khâu phê duyệt phương án, thông báo công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cùng mức 200.000 đồng/ngày.

Tương tự, chi tổ chức chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định; chi phục vụ việc hướng dẫn thực hiện, giải quyết những vướng mắc trong tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định cũng cùng mức 200.000 đồng/người/ngày. Riêng chi thuê nhân công thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (nếu có) là 300.000 đồng/người/ngày.

Chi phí đăng báo và phát sóng trên đài phát thanh hoặc truyền hình; chi thuê nhà làm việc, thuê và mua sắm máy móc, thiết bị để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường và cơ quan thẩm định; chi in ấn, photocopy tài liệu, văn phòng phẩm, thông tin liên lạc (bưu chính, điện thoại), xăng xe và các nội dung chi khác có liên quan trực tiếp đến việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chưa có định mức, tiêu chuẩn, đơn giá do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định thì thực hiện chi theo thực tế, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và có hóa đơn, chứng từ hợp pháp.

a3850f755387eed9b796.jpg
Chi phục vụ công tác tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế kiểm đếm, quyết định cưỡng chế thu hồi đất ở mức 200.000 đồng/người/ngày. Ảnh: Thiên Di

Về mức chi đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất, chi 200.000 đồng/người/ngày đối với: chi thông báo, tuyên truyền vận động các đối tượng thực hiện quyết định cưỡng chế kiểm đếm, quyết định cưỡng chế thu hồi đất; chi phục vụ công tác tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế kiểm đếm, quyết định cưỡng chế thu hồi đất; chi cho công tác quay phim, chụp ảnh phục vụ cho việc thực hiện cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất; chi phí bảo vệ, chống tái chiếm đất sau khi tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất của thửa đất cưỡng chế thu hồi đến thời điểm hoàn thành việc giải phóng mặt bằng.

Ngoài ra, chi mua nguyên liệu, nhiên liệu, thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, y tế, phòng-chống cháy nổ và các thiết bị, phương tiện cần thiết khác phục vụ cho việc thực hiện cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất; chi phí niêm phong, phá, tháo dỡ, vận chuyển tài sản, di chuyển người bị cưỡng chế và người có liên quan ra khỏi khu đất cưỡng chế; chi thuê địa điểm, nhân công, phương tiện bảo quản tài sản và các khoản thu chi phí thực tế hợp pháp khác phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện bảo quản tài sản khi thực hiện cưỡng chế thu hồi đất trong trường hợp chủ sở hữu tài sản không thanh toán và các nội dung chi khác có liên quan trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất chưa có định mức, tiêu chuẩn, đơn giá do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định thì thực hiện theo thực tế, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, có hóa đơn, chứng từ hợp pháp.

Có thể bạn quan tâm

Quang cảnh hội nghị.

Pleiku phấn đấu thu ngân sách trên 1.700 tỷ đồng

(GLO)-Chiều 24-12, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Pleiku Đoàn Hữu Dũng chủ trì hội nghị với các xã, phường triển khai Nghị quyết HĐND thành phố khóa XII, kỳ họp thứ 17 và giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025. Trong đó, thành phố phấn đấu thu ngân sách trên 1.700 tỷ đồng.

Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

(GLO)- Tại công văn lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết kéo dài thời gian miễn thuế này đến hết năm 2030, thay vì kết thúc vào ngày 31-12-2025 như quy định hiện hành.

Năm 2025 Gia Lai phấn đấu thu ngân sách 6.435 tỷ đồng

Năm 2025 Gia Lai phấn đấu thu ngân sách 6.435 tỷ đồng

(GLO)- Tại kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII đã thông qua Nghị quyết số 440/NQ-HĐND về việc quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu-chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2025.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.