Gia Lai ban hành cơ chế, chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)-Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Công văn số 1881/UBND-KGVX ngày 5-8-2024 về việc triển khai thực hiện Quyết định số 12/2024/QĐ-TTg ngày 31-7-2024 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất thu hồi.

Theo đó, UBND tỉnh giao Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ quy định về cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất thu hồi để triển khai thực hiện.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các ngành, địa phương căn cứ quy định về cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất thu hồi để triển khai thực hiện. Ảnh: Mộc Trà

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các ngành, địa phương căn cứ quy định về cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất thu hồi để triển khai thực hiện. Ảnh: Mộc Trà

Định kỳ hàng năm trước ngày 15-12 báo cáo kết quả đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người có đất thu hồi về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và UBND tỉnh theo đúng quy định.

Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm triển khai thực hiện theo thẩm quyền được quy định tại Quyết định số 12/2024/QĐ-TTg; đồng thời, phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo theo đúng quy định.

Được biết, Quyết định số 12/2024/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-8-2024. Xem chi tiết Quyết định này tại đây.

Có thể bạn quan tâm

Giải bài toán nguồn nhân lực để tạo đột phá phát triển

Giải bài toán nguồn nhân lực để tạo đột phá phát triển

(GLO)- Phấn đấu đến năm 2030, trên 25% lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ; hàng năm thu hút khoảng 3.000 lao động nông thôn tham gia học nghề ở các cấp trình độ thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp là những mục tiêu quan trọng để giải “bài toán” nguồn nhân lực nhằm tạo đột phá phát triển.

Hút chất xám vào khu vực công

Hút chất xám vào khu vực công

Đầu những năm 1990, khi Việt Nam bắt đầu mở cửa phát triển kinh tế, đã có ý kiến của các Việt kiều kiến nghị Chính phủ cần có chính sách sử dụng các chuyên gia giỏi người Việt ở nước ngoài bổ trợ cho phát triển kinh tế đất nước.

null