Gia Lai thu hồi gần 62 ha đất để thực hiện 4 công trình, dự án

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-

Theo Nghị quyết số 371/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Gia Lai vừa thông qua, có 4 công trình, dự án cần thu hồi đất bổ sung trong năm 2024 với tổng diện tích 61,93 ha.

Cụ thể, UBND tỉnh sẽ chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện việc thu hồi đất bổ sung thực hiện trong năm 2024 trên địa bàn tỉnh với diện tích 61,93 ha để thực hiện 4 công trình, dự án.

Tổng kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng hơn 33,5 tỷ đồng (trong đó, ngân sách các huyện gần 22,7 tỷ đồng, ngân sách Trung ương hơn 10,8 tỷ đồng) và kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng thực tế thực hiện theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Huyện Chư Prông cần thu hồi 0,43 ha đất để phục vụ triển khai một công trình, dự án. Ảnh: Quang Tấn

Huyện Chư Prông cần thu hồi 0,43 ha đất để phục vụ triển khai một công trình, dự án. Ảnh: Quang Tấn

Theo đó, huyện Đak Đoa tiến hành thu hồi 2,43 ha với kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng dự kiến gần 496 triệu đồng (ngân sách huyện) để triển khai thực hiện 1 công trình, dự án; huyện Chư Prông cần thu hồi 0,43 ha với kinh phí bồi thường dự kiến 9 tỷ đồng (ngân sách huyện); huyện Ia Grai cần thu hồi 52,69 ha với tổng kinh phí bồi thường dự kiến gần 13,2 tỷ đồng (ngân sách huyện); huyện Ia Pa thu hồi 6,38 ha với kinh phí bồi thường dự kiến hơn 10,8 tỷ đồng (nguồn hỗ trợ từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương).

Nghị quyết cũng đề nghị Thường trực HĐND, các Ban HĐND tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh và các cơ quan có chức năng thường xuyên giám sát việc tổ chức thực hiện và báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.

Có thể bạn quan tâm

Quy Nhơn hướng tới đô thị không rác thải nhựa

Quy Nhơn hướng tới đô thị không rác thải nhựa

Trên nhiều con phố của TP Quy Nhơn không khó để thấy rác thải nhựa vứt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường, tuy nhiên, mọi thứ đang dần thay đổi. Với mô hình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, thành phố đang tạo bước chuyển mình mạnh mẽ, hướng tới một đô thị xanh, sạch, không rác thải nhựa.

Thanh toán bằng bitcoin được chấp nhận tại Kibera, Kenya. (Ảnh: Independent.co)

Khu ổ chuột lớn nhất châu Phi dần quen với việc sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày

(GLO)- Trong khi bitcoin vẫn còn khá xa lại với nhiều người, thì tại khu ổ chuột nghèo khó Kibera, Kenya, thay vì chỉ giao dịch bằng tiền mặt, một bộ phận cư dân nơi đây đã bắt đầu sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày, đặc biệt là tại các quầy hàng thực phẩm và rau củ.

null