Người dân Ia Krai mong mỏi nguồn nước hợp vệ sinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhiều năm qua, hàng chục hộ dân thôn 1 (xã Ia Krai, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt do nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Theo ghi nhận của P.V, nguồn nước sinh hoạt của người dân ở đây chủ yếu lấy từ giếng đào và giếng khoan. Tuy nhiên, nhiều năm qua, người dân không thể sử dụng vì nước nhiễm dầu và phèn rất nặng. Để có nước sử dụng hàng ngày, bà con xây bể, tìm cách lắng lọc nhưng nguồn nước vẫn không đảm bảo. 
Anh Đậu Văn Lực cho hay: “Gia đình tôi đào giếng sâu hàng chục mét nhưng nước vẫn bị nhiễm phèn và hôi mùi dầu lửa. Nước giếng đóng váng và có một lớp cặn màu vàng. Mặc dù biết nguồn nước bị ô nhiễm nhưng gia đình vẫn phải sử dụng tắm giặt, còn ăn uống thì phải mua nước đóng bình”.
Giếng nước của gia đình anh Đậu Văn Lực nhiễm phèn rất nặng. Ảnh: Hà Phương
Giếng nước của gia đình anh Đậu Văn Lực nhiễm phèn rất nặng. Ảnh: Hà Phương
Trong khi đó, nước giếng của gia đình chị Nguyễn Thị Hường cũng bị nhiễm phèn rất nặng. Chỉ tay vào giếng đào, chị Hường cho biết, cứ khoảng vài tuần phải vệ sinh bể lọc, thay cát, than. “Sử dụng nước nhiễm phèn vừa ảnh hưởng đến sức khỏe, vừa bất tiện đủ đường. Người dân trong thôn ai cũng mong mỏi có nguồn nước sạch để dùng hàng ngày nhưng chưa biết phải làm sao”-chị Hường cho biết.
Trò chuyện với chúng tôi, ông Nguyễn Đức Tấn-Chủ tịch UBND xã Ia Krai-cho hay: “Từ trước đến nay, nguồn nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn xã chủ yếu lấy từ các giếng đào, giếng khoan, chất lượng không được tốt. Chính quyền và người dân xã Ia Krai mong muốn ngành chức năng huyện Ia Grai sớm khảo sát và có phương án đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch đảm bảo sức khỏe cho người dân”.
Ông Thái Anh Tuấn-Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ia Grai-cho hay: Sắp tới, Phòng phối hợp với các đơn vị chuyên môn kiểm tra mẫu nước, nếu xử lý được thì hướng dẫn các hộ dân mua thiết bị lọc, khử trùng để sử dụng. Còn trường hợp bị ô nhiễm nặng thì khảo sát để tìm nguồn nước đảm bảo đáp ứng nhu cầu của bà con.
HÀ PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Những năm tháng cuối đời của Anh hùng Núp

Những năm tháng cuối đời của Anh hùng Núp

(GLO)- Những ngày cuối tháng 4 lịch sử, chúng tôi đến Nhà lưu niệm Anh hùng Núp (xã Tơ Tung, huyện Kbang) để sưu tầm thêm tư liệu, phục vụ triển lãm tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh của người anh hùng huyền thoại (2/5/1914-2/5/2024).

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.