Người có lương hưu thấp được điều chỉnh mức tăng cao hơn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995 và đối tượng có mức lương hưu thấp sẽ được điều chỉnh mức tăng lương cao hơn. Quy định này nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ.
Dự thảo luật BHXH sau khi chỉnh lý đã bổ sung thêm các quy định liên quan đến lương hưu. Ảnh T.H

Dự thảo luật BHXH sau khi chỉnh lý đã bổ sung thêm các quy định liên quan đến lương hưu. Ảnh T.H

So với dự thảo trình Quốc hội tại đợt 1 kỳ họp thứ 7, điều 73 của dự thảo luật sau khi chỉnh lý đã quy định lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng, phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH).

Bên cạnh đó, dự thảo bổ sung quy định điều chỉnh mức tăng cao hơn đối với đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995 và đối tượng có mức lương hưu thấp.

Quy định này nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ. Chính phủ sẽ quy định thời điểm, đối tượng, mức điều chỉnh lương hưu.

Tại điều khoản chuyển tiếp, dự thảo luật cũng bổ sung quy định người lao động có thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 1.1.1995 được tính để hưởng BHXH theo quy định của Chính phủ.

Hằng năm, nhà nước chuyển từ ngân sách một khoản kinh phí vào Quỹ BHXH để bảo đảm trả đủ lương hưu, trợ cấp BHXH đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH trước ngày 1.1.1995.

Ngoài ra, một số nhóm đối tượng đã dừng hưởng theo quy định, sau đó được nhà nước ban hành chính sách cho tiếp tục hưởng trợ cấp hằng tháng từ nguồn ngân sách nhà nước, nên mức hưởng khá thấp so với mặt bằng chung.

Bổ sung quy định mức lương hưu đối với một số đối tượng đặc thù

Theo quy định của luật BHXH hiện hành, mức hưởng lương hưu thấp nhất khi tham gia BHXH bắt buộc là bằng mức lương cơ sở. Hiện nay, mức lương cơ sở đang là 1,8 triệu đồng/tháng, do đó mức lương hưu thấp nhất là 1,8 triệu đồng.

Tuy nhiên, theo chủ trương của Nghị quyết số 27-NQ/TƯ về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, lương cơ sở sẽ được bãi bỏ.

Tại dự thảo luật mới nhất, Chính phủ cũng thống nhất trong khi chưa bãi bỏ mức lương cơ sở, thì mức tham chiếu quy định tại luật này được áp dụng bằng mức lương cơ sở.

Tại thời điểm mức lương cơ sở bị bãi bỏ, thì mức tham chiếu không thấp hơn mức lương cơ sở.

Mức tham chiếu là mức tiền dùng để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ BHXH trong luật này.

Mức tham chiếu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế, phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và Quỹ BHXH. Chính phủ sẽ quy định chi tiết vấn đề này.

Chính phủ tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, ý kiến đề nghị của Bộ Quốc phòng và cuộc họp ngày 10.6 giữa các cơ quan Chính phủ và Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét có thể bổ sung một khoản tại điều 72 của dự thảo luật về quy định mức lương hưu đối với một số đối tượng đặc thù. Nguồn kinh phí thực hiện từ ngân sách nhà nước.

Dự án luật BHXH sửa đổi đã được Quốc hội thảo luận, dự kiến thông qua ngày 25.6 và có hiệu lực từ 1.7.2025.

Có thể bạn quan tâm

Những phụ nữ không có ngày 20-10

Những phụ nữ không có ngày 20-10

(GLO)- Dẫu là ngày đặc biệt của phụ nữ khắp cả nước nhưng đây đó vẫn còn những người bà, người mẹ, cô gái vì mưu sinh mà quên đi ngày vui của mình. Nhân dịp này, phóng viên Báo Gia Lai đã tặng những món quà nhỏ đến họ, những người phụ nữ không có ngày 20-10.

Phường Đống Đa đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo bền vững

Phường Đống Đa đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo bền vững

(GLO)- Xác định giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ quan trọng, thời gian qua, phường Đống Đa (TP. Pleiku) đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, phường chú trọng đa dạng hình thức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, động viên bà con tự lực vươn lên thoát nghèo bền vững.

Ấm áp những căn nhà nghĩa tình

Ấm áp những căn nhà nghĩa tình

(GLO)- Nhờ sự hỗ trợ của VietinBank mà 28 hộ nghèo, hộ khó khăn trên địa bàn xã Ia Púch (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) có nhà ở mới, từng bước ổn định cuộc sống.

Cách làm hay của những nữ triệu phú dân tộc thiểu số ở Chư Păh

Cách làm hay của những nữ triệu phú dân tộc thiểu số ở Chư Păh

(GLO)- Nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số ở Chư Păh (tỉnh Gia Lai) cần cù, chịu khó, mạnh dạn thay đổi nếp nghĩ, cách làm, biết tích lũy để thoát nghèo và vươn lên trong cuộc sống, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm sản xuất cho nhiều chị em khác trong làng để cùng áp dụng, giúp nâng cao thu nhập.

Nữ cán bộ Mặt trận hết mình vì cộng đồng

Nữ cán bộ Mặt trận hết mình vì cộng đồng

(GLO)- Với vai trò Trưởng ban Công tác Mặt trận tổ dân phố 4 (phường Chi Lăng, TP. Pleiku), bà Nguyễn Thị Lan đã nỗ lực cùng tập thể triển khai hiệu quả các mặt công tác, góp phần xây dựng địa bàn khu dân cư ổn định, phát triển.