Nghiên cứu mới phát hiện thời gian ngủ và việc kéo dài tuổi thọ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hai nghiên cứu đặc biệt đã chỉ ra ngủ sớm hơn có thể góp phần kéo dài tuổi thọ và tăng cường trí nhớ, theo Express.

Ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm có nguy cơ tử vong cao gấp đôi so với những người ngủ từ 6 đến 8 tiếng mỗi đêm. Ảnh: Shutterstock
Ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm có nguy cơ tử vong cao gấp đôi so với những người ngủ từ 6 đến 8 tiếng mỗi đêm. Ảnh: Shutterstock
Nghiên cứu đầu tiên do Trường Y Harvard (Mỹ) thực hiện, đã xem xét hơn 2.800 người từ 65 tuổi trở lên.
Kết quả đã cho thấy những người ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm có nguy cơ tử vong cao gấp đôi so với những người ngủ từ 6 đến 8 tiếng mỗi đêm, theo Express.
Những kết quả này sau đó đã được xác nhận bởi một nghiên cứu khác ở châu Âu đã kiểm tra dữ liệu từ gần 8.000 người tham gia. Kết quả cho thấy người từ 50 đến 70 tuổi, nếu ngủ 6 tiếng trở xuống mỗi đêm, sẽ bị tăng 30% nguy cơ sa sút trí tuệ, so với ngủ 7 tiếng một đêm.
Ngược lại, một nghiên cứu của Mỹ cho thấy những người có khuynh hướng mắc bệnh Alzheimer, nếu có giấc ngủ ngon hơn sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh này.
Ngoài ra, các nhà khoa học thần kinh của Trường Y Harvard cũng xác định được mối quan hệ nhân quả bất ngờ giữa việc thiếu ngủ và tử vong sớm.
Người từ 50 đến 70 tuổi, nếu ngủ 6 tiếng trở xuống mỗi đêm, sẽ bị tăng 30% nguy cơ sa sút trí tuệ. Ảnh: Shutterstock
Người từ 50 đến 70 tuổi, nếu ngủ 6 tiếng trở xuống mỗi đêm, sẽ bị tăng 30% nguy cơ sa sút trí tuệ. Ảnh: Shutterstock
Để hiểu rõ hơn về mối liên hệ này, nhóm đã thực hiện nghiên cứu trên ruồi giấm - bị làm cho mất ngủ bằng cách kiểm soát nhiệt độ.
Kết quả, các nhà nghiên cứu cũng đã quan sát thấy tỷ lệ tử vong ở những con ruồi thiếu ngủ tăng đột biến vào khoảng ngày thứ 20.
Trong khi những con ruồi đối chứng, vẫn ngủ ngon do không bị quấy rầy, đã sống đến khoảng 40 ngày, theo Express.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những con ruồi thiếu ngủ có sự tích tụ mạnh mẽ của ROS trong ruột của chúng. ROS là phân tử chứa ô xy phản ứng cao có thể làm hỏng ADN và các thành phần khác trong tế bào, dẫn đến tử vong.
Các nhà khoa học hy vọng những phát hiện này sẽ đóng góp vào những tiến bộ lâm sàng.
Hai nghiên cứu mới này cho thấy tác hại của việc ngủ không đủ giấc có thể bắt đầu ở tuổi 50, và có thể dẫn đến chứng mất trí nhớ sớm và tử vong.
Nhưng bạn hoàn toàn có thể khắc phục bằng cách ngủ từ 6 đến 8 tiếng mỗi đêm. Cố gắng tránh dùng thuốc ngủ. Nếu bạn khó ngủ, các phương pháp tiếp cận không dùng thuốc là tốt nhất, theo Health Harvard.
Theo Thiên Lan (TNO)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.