Nghịch lý cần tháo gỡ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Gần 1 tháng nay, giá heo hơi liên tục giảm sâu, hiện chỉ còn khoảng 55 ngàn đồng/kg, trong khi chi phí thức ăn lại tăng khiến người chăn nuôi không có lãi, thậm chí lỗ vốn.
Sau khi đẩy lùi dịch tả heo châu Phi, đàn heo của tỉnh Gia Lai phát triển lên hơn 403 ngàn con. Trong khi chưa khắc phục xong hậu quả đợt dịch thì người chăn nuôi lại phải đối diện với khó khăn mới. Từ đầu năm đến nay, giá các loại thức ăn gia súc tăng khoảng 30-40%. Ngược lại, giá heo hơi quay đầu giảm mạnh. Đặc biệt, thời điểm này, việc vận chuyển heo gặp nhiều khó khăn khi nhiều tỉnh, thành phố đang áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Hiện giá heo hơi trên thị trường chỉ còn 55 ngàn đồng/kg, giảm gần một nửa so với thời điểm đầu năm. 
Cán bộ kỹ thuật Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh kiểm tra đàn heo của đơn vị. Ảnh: Nguyễn Diệp
Cán bộ kỹ thuật Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh kiểm tra đàn heo của đơn vị. Ảnh: Nguyễn Diệp

Những ngày này, bà Cao Thị Trinh Nữ (thôn 8, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) như ngồi trên đống lửa khi trang trại heo gần 500 con đã đến thời điểm xuất chuồng. Với giá heo hơi hiện tại, bà Nữ không dám nghĩ đến lợi nhuận. “Từ đầu năm đến nay, giá thức ăn gia súc tăng 6-7 đợt. Hiện tại, mỗi bao cám loại 25 kg tăng 50-60 ngàn đồng. Để có 1 con heo thịt đạt trọng lượng 1 tạ thì phải mất gần 6 triệu đồng tiền đầu tư con giống, thức ăn, thuốc thú y. Với giá bán như hiện tại thì chỉ đủ chi phí đầu tư chứ chưa nói đến công chăm sóc, điện, nước… Trong 2 tuần tới, nếu giá heo hơi không tăng thì tôi buộc phải xuất chuồng chứ càng nuôi thì càng lỗ”-bà Nữ cho hay.

Giá heo hơi giảm mạnh khiến những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ bị ảnh hưởng nặng nề. Bà Nguyễn Thị Thúy (làng Tul Đoa, xã Đak Sơ Mei, huyện Đak Đoa) cho hay: “Gia đình nuôi 30 con heo thịt chuẩn bị xuất chuồng. Hiện thương lái mua tại chuồng giá hơn 50 ngàn đồng/kg, thấp hơn giá thành khoảng 6-7 ngàn đồng/kg. Với mức giá heo hơi như hiện nay thì người chăn nuôi lỗ trên 500 ngàn đồng/con”.
Bà Nguyễn Thị Tuyến (thôn 5, xã Ia Băng, huyện Đak Đoa) băn khoăn: “Tháng trước, tôi bán 15 con heo với giá 53 ngàn đồng/kg. Nhờ chủ động nguồn heo giống và rau xanh nên gia đình tôi không chịu lỗ như những hộ khác. Hiện nay, giá heo hơi chưa có dấu hiệu tăng trở lại, trong khi giá thức ăn chăn nuôi không hề giảm.Vì vậy, tôi chưa có dự định đầu tư để tái đàn”.
Giá heo hơi giảm khiến người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Đức Thụy
Giá heo hơi giảm khiến người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Đức Thụy

Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh cũng đang đối diện với khó khăn khi giá heo giống và heo hơi giảm mạnh. Ông Cao Nguyên Khanh-Giám đốc Trung tâm-cho hay: “Do giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao nên đơn vị gặp nhiều bất lợi. Tuy vậy, chúng tôi vẫn đang cố gắng duy trì đàn heo giống để phục vụ nhu cầu tái đàn”.

Về giải pháp hỗ trợ ngành chăn nuôi heo, ông Đoàn Ngọc Có-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT-cho biết: “Ngành Nông nghiệp và PTNT đang tập trung hướng dẫn người chăn nuôi heo sử dụng các sản phẩm sẵn có của địa phương như bắp, mì, cám gạo và thức ăn xanh, giảm thức ăn công nghiệp để nâng cao chất lượng thịt heo đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Đồng thời, tái đàn theo hướng chăn nuôi an toàn sinh học, kiểm soát dịch bệnh để phục vụ dịp Tết Nguyên đán sắp tới”.
NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

(GLO)- Trong 2 ngày (13 và 14-5), Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Krông Pa phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai tổ chức 2 lớp tập huấn xây dựng mã số vùng trồng cho gần 200 cán bộ, công chức cấp xã, các hộ dân, doanh nghiệp và HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

(GLO)- Nhận thấy việc trồng cây hoa hòe mang lại thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn, xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) đã chủ động hỗ trợ bà con nông dân kỹ thuật chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP và đăng ký chứng nhận sản phẩm OCOP để nâng cao giá trị nông sản.

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.