Nghịch lý cà phê tăng giá nhưng người nông dân không vui

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Giá cà phê nhân tại thị trường trong nước nói chung, tại Kon Tum nói riêng liên tục biến động theo phương “thẳng đứng”, tăng “phi mã” lên mức xấp xỉ 65.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao kỷ lục được ngành nông nghiệp ghi nhận trong 15 năm qua.


Đa số cà phê đã được nông dân bán ra cuối năm 2022, đầu năm 2023, khi giá vẫn còn ở mức thấp. Ảnh: TTXVN phát

Đa số cà phê đã được nông dân bán ra cuối năm 2022, đầu năm 2023, khi giá vẫn còn ở mức thấp. Ảnh: TTXVN phát

Tuy nhiên, tại Kon Tum, khi vụ thu hoạch cà phê đã đi qua, việc tăng giá này không mang lại niềm vui cho người nông dân cũng như các doanh nghiệp. Thậm chí, với việc giá cà phê tăng, một số dịch vụ ăn uống cũng tăng theo, trở thành “bài toán” đau đầu cho ngành chức năng.

Giá tăng nhưng không được hưởng lợi

Niên vụ cà phê 2022 tại tỉnh Kon Tum đã kết thúc từ cuối năm 2022. Tại niên vụ này, tỉnh có trên 24.000 ha cà phê cho thu hoạch, với tổng sản lượng thu được gần 62.500 tấn. Tuy nhiên, niên vụ 2022 đã kết thúc từ cuối tháng 12/2022, nên đa số bà con nông dân trên địa bàn tỉnh đã thu hái, phơi và bán cho các thương lái, đại lý từ thời điểm đó.

Anh Trần Văn Thức, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum cho biết, niên vụ 2022, gia đình anh có khoảng 6 sào cà phê. Sau khi thu hoạch, anh được hơn 10 tấn cà phê tươi, tương đương gần 2,5 tấn cà phê nhân. Với mức giá thời điểm thu hoạch là 34.000 đồng/kg cà phê nhân, gia đình anh thu về được khoảng hơn 80 triệu đồng.

“Như những năm trước, gia đình tôi sẽ thu được khoản lợi nhuận bằng 1/3, nhưng năm nay do giá phân bón, nguyên vật liệu nông nghiệp tăng cao nên lợi nhuận chỉ còn 1/4 doanh thu. Đa số các hộ dân đều đã bán vào thời điểm đó vì không ngờ được giá cà phê lại tăng cao như hiện nay”, anh Thức chia sẻ.

Ông Bùi Đức Trung, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Kon Tum nhận định, trên địa bàn tỉnh đã qua mùa thu hoạch, lượng cà phê dự trữ trong nhân dân và một số doanh nghiệp còn rất ít, chủ yếu lượng hàng dự trữ để xuất cho các Hợp đồng đã được ký kết. Do đó, từ đợt tăng giá đột biến này, chỉ có một bộ phận số ít người sản xuất, cơ sở, doanh nghiệp chế biến được hưởng lợi từ lượng cà phê dự trữ.

Hợp tác xã Nông Nghiệp, Sản xuất và Thương mại Sáu Nhung (huyện Đăk Hà) - một trong những đơn vị sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê lớn của tỉnh Kon Tum, trong niên vụ 2022, hợp tác xã thu về khoảng 1.200 tấn cà phê tươi. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Tri Sáu, Giám đốc Hợp tác xã, để đảm bảo cân đối được nguồn thu – chi, cũng như chi trả các chi phí nhân công, nguyên vật liệu, nên đa số các xã viên đã bán cà phê sau thời điểm thu hái.

Ngoài ra, một lượng lớn cà phê của hợp tác xã cũng được dùng để trả cho các đơn hàng đặt trước khi giá tăng nên lợi nhuận thu về cũng không thay đổi so với thời điểm giá thấp. Đến nay, hợp tác xã chỉ còn lại trong kho khoảng 20% sản lượng cà phê, phục vụ cho việc chế biến sâu của đơn vị.

Không phát triển ồ ạt

Một nỗi lo của ngành nông nghiệp tỉnh Kon Tum là khi giá cà phê tăng cao, nguy cơ bà con nông dân chặt bỏ các loại cây trồng khác để trồng cà phê, gây “vỡ” quy hoạch diện tích cây trồng của tỉnh. Ông Bùi Đức Trung cho biết, hiện nay, việc phát triển cà phê trên địa bàn tỉnh đang được thực hiện đúng theo tinh thần Nghị quyết số 06-NQ/ĐH, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025. Theo đó, từ nay đến năm 2025, diện tích cà phê của tỉnh sẽ ổn định ở khoảng 25.000 ha.

“Ngành nông nghiệp tỉnh Kon Tum đang phối hợp với các địa phương tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện sản xuất cà phê theo đúng định hướng chung của tỉnh; không phát triển ồ ạt khi thấy giá cả tăng cao; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trồng cà phê trên địa bàn tỉnh sản xuất ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ, theo các tiêu chuẩn: VietGAP, Faitrde, 4C, UTZ, RFA,… Đồng thời, thực hiện việc trồng và chăm sóc cà phê theo các quy trình, quy chuẩn và tiêu chuẩn đã khuyến cáo nhằm đạt được năng suất cao, chất lượng tốt và sản lượng cao nhất”, ông Bùi Đức Trung khẳng định.

Chỉ một số ít doanh nghiệp, người dân Kon Tum còn tích trữ cà phê được hưởng lợi từ đợt tăng giá cà phê. Ảnh: Dư Toán/TXTVN

Chỉ một số ít doanh nghiệp, người dân Kon Tum còn tích trữ cà phê được hưởng lợi từ đợt tăng giá cà phê. Ảnh: Dư Toán/TXTVN

Theo ông Bùi Đức Trung, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Kon Tum nhận định, giá cà phê tăng đột biến do hai nguyên nhân chính là lạm phát đã khiến các chi phí sản xuất, chế biến, logistics… tăng cao; thứ hai là do nguồn cung cà phê của thế giới có sự biến động theo chiều hướng giảm. Giá cà phê tăng cao đã gây sức ép không nhỏ đến những người đang kinh doanh quán cà phê vì chi phí nguyên vật liệu từ nhà cung cấp cũng theo đà tăng mạnh. Điều này sẽ có tác động một phần đến nền kinh tế của tỉnh, đặc biệt ngành hàng cà phê.

Theo khảo sát của phóng viên TTXVN, các quán cà phê tại Kon Tum đang rục rịch tăng giá các sản phẩm của phê của mình. Đơn cử, tại quán cà phê C. (đường Bà Triệu, thành phố Kon Tum), một kg cà phê bột pha trộn theo tỉ lệ 70% Robusta – 30% Arabica đã có giá bán 200.000 đồng/kg, thay vì 180.000 đồng/kg so với thời điểm đầu năm 2023. Không chỉ vậy, cà phê được bán ở quán cũng tăng giá từ 14.000 đồng lên 16.000 đồng cho mỗi cốc cà phê Espresso sữa.

Theo chị C., quản lý của quán cà phê C., việc tăng giá trên dù đã được cửa hàng áp dụng, song lợi nhuận vẫn chưa đạt so với trước đây. Tuy nhiên, cửa hàng lại không thể tăng giá quá cao, vì điều đó dễ khiến cho khách hàng quay lưng với các sản phẩm cà phê của cửa hàng. Trong bối cảnh như vậy, cửa hàng buộc phải tăng giá chậm, chấp nhận giảm lợi nhuận để “giữ chân” khách hàng.

Ông Nguyễn Tri Sáu, Giám đốc Hợp tác xã Nông Nghiệp, Sản xuất và Thương mại Sáu Nhung cũng cho biết, trước áp lực tăng giá bán các sản phẩm cà phê, song các sản phẩm cà phê sau chế biến của đơn vị vẫn giữ nguyên giá, với mức 160.000 đồng/kg cà phê Robusta bột. Để giữ được mức giá này, hợp tác xã đã làm việc với các đại lý phân phối, buộc phải giảm lợi nhuận của cả hai bên để đảm bảo khách hàng vẫn sử dụng cà phê với mức giá không đổi.

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

(GLO)- Nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh khảm lá mì gây ra, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực nhân rộng các giống mì sạch bệnh để thay thế các loại giống cũ có năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh và hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật phòng-chống bệnh khảm lá trên cây mì.

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Liên tiếp các lô hàng trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu bị nhiều nước nhập khẩu cảnh cáo vì không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hệ thống kênh nhánh dẫn nước tại thủy lợi Plei Keo về làng Vơng Chép (xã Ayun). Ảnh: N.D

Chư Sê chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới

(GLO)- Trước thông tin dự báo về thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cộng với việc công trình hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới cuối vụ Đông Xuân 2024-2025 nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.