Ngày mới ở Ma Rok

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau hơn 1 năm được xã Chư Gu (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) chọn làm điểm xây dựng nông thôn mới, diện mạo buôn Ma Rok ngày càng đổi thay, đời sống người dân từng bước được nâng cao.
Trước kia, gia đình anh Nay Phước thuộc diện khó khăn. Thông qua sự tín chấp của Hội Nông dân xã Chư Gu, gia đình anh được vay vốn từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện để trồng mì và mở tiệm tạp hóa.
Anh Phước cho hay: “Từ nguồn vốn vay, tôi đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Hiện nay, gia đình có nguồn thu nhập ổn định, con cái được ăn học đầy đủ”.
Buôn Ma Rok khởi sắc từng ngày. Ảnh: Gia Hưng
Buôn Ma Rok khởi sắc từng ngày. Ảnh: Gia Hưng

Để tạo điều kiện cho người dân buôn Ma Rok vươn lên thoát nghèo bền vững, năm 2020, huyện hỗ trợ 24.300 kg dây kẽm gai cho 243 hộ rào vườn; hỗ trợ 2 hộ có hoàn cảnh khó khăn làm nhà ở; hỗ trợ cây giống và vật liệu làm chuồng bò cho hàng ngàn hộ.

Chị Nay H’Tinh phấn khởi cho biết: “Tôi được tạo điều kiện tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi và được hướng dẫn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đến nay, gia đình tôi sở hữu 6 con bò sinh sản, 2 ha mì và hơn 1 sào lúa nước. Sau khi trừ chi phí, gia đình tôi thu nhập 80-100 triệu đồng/năm”.

Ông Rah Lan Ngân-Trưởng thôn Ma Rok-phấn khởi cho biết: Đến nay, 100% đường giao thông nông thôn đã được bê tông hóa; 100% hộ sử dụng điện lưới quốc gia; không còn nhà tạm; 95,2% hộ có nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 93% lao động trong độ tuổi có việc làm; 100% người dân tham gia các loại hình bảo hiểm y tế; 97% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng mở rộng. “Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 41 triệu đồng và tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,98%”-ông Ngân chia sẻ.
Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Văn Tuyên-Chủ tịch UBND xã Chư Gu-thông tin: Buôn Ma Rok được xã chọn làm điểm xây dựng nông thôn mới trong làng đồng bào dân tộc thiểu số. Theo đó, cấp ủy, chính quyền tập trung chỉ đạo và phân công các ban, ngành, đoàn thể phụ trách giúp đỡ từng hộ dân. Đến nay, bộ mặt nông thôn của buôn Ma Rok đã thực sự khởi sắc, đời sống người dân được nâng lên. Xã đã hoàn thành hồ sơ để trình cấp trên xét công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
GIA HƯNG 

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực di sản văn hóa

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực di sản văn hóa

(GLO)- Ngày 14-4, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung ký ban hành Quyết định số 352/QĐ-UBND về việc công bố danh mục và phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính (TTHC) mới trong lĩnh vực di sản văn hóa thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch.

Xếp hạng di tích quốc gia Địa điểm tưởng niệm vụ thảm sát tại Tân Lập năm 1947. Ảnh: Ngọc Minh

Di tích lịch sử địa điểm tưởng niệm vụ thảm sát tại Tân Lập năm 1947 được xếp hạng di tích quốc gia

(GLO)- Ngày 14-4, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký quyết định số 1010/QĐ-BVHTTDL về việc xếp hạng di tích quốc gia đối với di tích lịch sử Địa điểm tưởng niệm vụ thảm sát tại Tân Lập năm 1947 (xã Kông Bla, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai).

Người dân xã Lơ Pang chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc cây trồng. Ảnh: T.N

Lơ Pang khởi sắc

(GLO)- Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương cùng nỗ lực vươn lên của người dân, diện mạo xã Lơ Pang (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Hiện tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 17,29%, đời sống vật chất và tinh thần của bà con được cải thiện rõ rệt.