Ngày mới ở làng Dơ Nông Ó

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những vườn cà phê trĩu quả, các con đường thảm bê tông kéo dài và nhiều ngôi nhà khang trang mọc lên san sát… là minh chứng sinh động về cuộc sống no đủ đang hiện diện tại làng Dơ Nông Ó, xã Kông Htok, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai).

Ngồi nhìn bà con tất bật thu hái cà phê, già làng Rơmah Kul phấn khởi nói: “Mình năm nay 80 tuổi. Chứng kiến sự đổi thay từng ngày của làng, mình mừng lắm. Những năm trước, cuộc sống của bà con còn nghèo, chỉ biết trồng cây mì và lúa rẫy; trẻ con thì ít học. Vào mùa mưa, các tuyến đường đất trong làng lầy lội, không thể đi lại được, còn mùa nắng thì bụi mù mịt. Nhờ sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước, hạ tầng giao thông được đầu tư đồng bộ, có đường đi lại dễ dàng, thuận tiện giao thương, sản xuất nên đời sống của người dân nâng lên đáng kể. Bà con cũng được cán bộ hướng dẫn kỹ thuật trồng lúa nước 2 vụ, trồng cà phê, mì và nuôi thêm heo, bò để phát triển kinh tế”.

 Già làng Rơmah Kul (bìa trái) và Trưởng thôn Rơmah Klơng (bìa phải) hướng dẫn người dân phơi, bảo quản cà phê. Ảnh: Mai Ka
Già làng Rơmah Kul (bìa trái) và Trưởng thôn Rơmah Klơng (bìa phải) hướng dẫn người dân phơi, bảo quản cà phê. Ảnh: Mai Ka



Nói rồi, già Kul nhanh nhẹn dẫn chúng tôi đến thăm các gia đình trong làng. Qua trò chuyện, chúng tôi được biết: Nhiều hộ dân đã biết cải tạo đất đai và đổi mới tư duy, dám nghĩ, dám làm để vươn lên làm giàu. Điển hình như gia đình ông Siu Beng. 5 năm trước, gia đình ông thuộc diện hộ nghèo. Vợ chồng ông phải đi làm thuê để trang trải cuộc sống. Năm 2017, được cán bộ vận động, hướng dẫn, vợ chồng ông vay vốn để mua 5 sào đất trồng mì. Sau 3 năm làm lụng, tích góp, gia đình ông Beng đã thoát nghèo và mua thêm 1 ha cà phê, 5 sào lúa nước. Có đủ đất đai canh tác, ông áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ đó, mỗi năm, gia đình ông Beng thu về trên 200 triệu đồng.

Ông Rơmah Klơng-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Dơ Nông Ó-cho hay: Làng hiện có 252 hộ với 1.084 khẩu. Cả làng có 378 ha đất sản xuất nông nghiệp. Người dân chủ yếu trồng cà phê, hồ tiêu, mì và lúa nước. Cùng với đó, bà con còn chăn nuôi gần 3.000 con gia súc, hơn 2.000 con gia cầm. Ngoài gia đình ông Beng thì trong làng còn rất nhiều hộ làm kinh tế giỏi như: Rơmah Blôm, Rơmah Din... “Những năm qua, nhờ sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước, người dân đã tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ vậy, đời sống được nâng cao, nhiều hộ vươn lên thoát nghèo. Đường làng, ngõ xóm được nâng cấp, bảo đảm lưu thông thuận tiện. Hàng năm, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học đến trường đạt 100%. Theo chuẩn nghèo đa chiều, tỷ lệ hộ nghèo của làng hiện vẫn còn 31%. Chúng tôi phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 10,5%”-ông Klơng cho biết.

Với phương châm nhà nước và nhân dân cùng là, hiện làng Dơ Nông Ó đang triển khai xây dựng nhà văn hóa. Ảnh: Mai Ka
Với phương châm Nhà nước và Nhân dân cùng làm, hiện làng Dơ Nông Ó đang triển khai xây dựng nhà văn hóa. Ảnh: Mai Ka


Về làng Dơ Nông Ó hôm nay, ai cũng phải trầm trồ trước sự ngăn nắp, sạch sẽ, yên bình của làng. Từ đường làng, ngõ xóm đến sân nhà, vườn tược… đều được quét dọn sạch sẽ. Bà con đào hố rác xa nhà ở, không còn thói quen xả rác tùy tiện ra môi trường. Trâu bò, heo gà… đều được làm chuồng trại nuôi nhốt, chất thải chăn nuôi được gom vào một chỗ để tận dụng làm phân bón cho cây trồng. Môi trường trong lành, sức khỏe của mọi người đảm bảo hơn, hạn chế được bệnh tật.

Ông Phạm Ngọc Thanh-Chủ tịch UBND xã Kông Htok-cho biết: Chúng tôi rất phấn khởi vì người dân làng Dơ Nông Ó luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, xây dựng làng ngày càng phát triển. Giai đoạn 2020-2022, Nhà nước đã hỗ trợ 3 giếng khoan cho làng; đầu tư làm mới 1 km đường giao thông nông thôn theo phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”; hiện đang triển khai xây dựng nhà văn hóa với kinh phí 377 triệu đồng, trong đó, người dân đóng góp 14 triệu đồng. Thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ tiếp tục quan tâm, hỗ trợ nhiều mặt để đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện nâng cao đời sống cho người dân làng Dơ Nông Ó.

MAI KA

Có thể bạn quan tâm

UBND tỉnh ban hành 7 thủ tục mới thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các huyện, thị xã, thành phố trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ

Gia Lai công bố 14 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 29/QĐ-UBND công bố danh mục gồm 7 thủ tục hành chính mới, 9 thủ tục bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ; 7 thủ tục mới, 9 thủ tục bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ.

Điều chỉnh Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Kông Chro

Điều chỉnh Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Kông Chro

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa phê duyệt điều chỉnh Quyết định số 692/QĐ-UBND ngày 12-11-2022 phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Kông Chro thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Phụ nữ làng Đê Chơ Gang (xã Phú An, huyện Đak Pơ) chăm sóc con đường hoa. Ảnh: Đ.M.P

Có một ngôi làng mang tên Đê Chơ Gang

(GLO)- Làng Đê Chơ Gang (xã Phú An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) được hình thành từ rất lâu đời. Trải qua các giai đoạn lịch sử, làng vẫn giữ nét đẹp truyền thống của văn hóa Bahnar. Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, người dân nơi đây vẫn một lòng chung thủy với cách mạng.

Nhờ ứng dụng công nghệ trong chế biến, sản phẩm yến sào của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất-thương mại-xuất nhập khẩu yến sào Win Nest Alpha được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Yến sào Đông Nam tỉnh Gia Lai khẳng định vị thế

(GLO)- Khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai có số lượng nhà nuôi yến lớn với chất lượng tổ yến rất tốt. Khai thác lợi thế này, cùng với quy hoạch vùng nuôi, nhiều cơ sở sản xuất yến sào đã chủ động đăng ký thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm khẳng định vị thế trên thị trường.

Về miền lá đỏ

Về miền lá đỏ

(GLO)- Tôi thường có thói quen tìm đến những cánh rừng bạt ngàn trong cơn gió xuân dịu nhẹ. Mùa xuân, nhiều cung đường rừng ở tuyến Trường Sơn Đông uyển chuyển khoác lên tấm lụa tràn đầy sắc màu, đỏ rực một vùng trời.

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiến hành khảo sát và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh. Ảnh: M.P

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiên phong lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng

(GLO)- Sau khi khảo sát và làm việc với đơn vị chủ rừng, Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree (TP. Hồ Chí Minh) đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh đề nghị chủ trương thí điểm lập dự án trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh.