Ngày 30 Tết, hơn 102.000 bệnh nhân được điều trị tại các cơ sở y tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo số liệu từ các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế, 63 Sở Y tế tỉnh, thành phố và ngành Y tế trên toàn quốc, tính đến sáng 9/2 (ngày 30 Tết), tổng số có 102.103 bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh. Trong đó, 64.977 ca đến khám cấp cứu; 21.949 ca nhập viện điều trị nội trú.
Bệnh nhân bị ngộ độc đang điều trị tại Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai). Ảnh (tư liệu): Minh Quyết/TTXVN

Bệnh nhân bị ngộ độc đang điều trị tại Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai). Ảnh (tư liệu): Minh Quyết/TTXVN

Các bác sĩ tại các cơ sở y tế trên toàn quốc đã thực hiện 2.699 ca phẫu thuật cấp cứu, trong đó 504 ca phẫu thuật chấn thương sọ não do các nguyên nhân khác nhau.

Tổng số có 2.386 ca đẻ, mổ đẻ thực hiện tại các cơ sở y tế.

Tính từ 7 giờ ngày 8/2 đến 7 giờ ngày 9/2, tổng số 184 ca tử vong bao gồm cả tử vong trên đường đến bệnh viện, tiên lượng tử vong xin về. Tổng số có 25.213 bệnh nhân ra viện; 2.115 lượt bệnh nhân chuyển viện.

Cũng trong khoảng thời gian này, 5.201 trường hợp đến khám, cấp cứu tai nạn nghi liên quan đến giao thông; trong đó 2.094 trường hợp phải nhập viện điều trị nội trú hoặc theo dõi; 348 trường hợp chuyển tuyến trên điều trị; 5.532 trường hợp đang điều trị tại bệnh viện.

Chiều 9/2, Bộ Công an thông tin, trong ngày 30 Tết, toàn quốc xảy ra 71 vụ tai nạn giao thông, làm chết 30 người, bị thương 55 người.

Các cơ sở y tế đã có 35 trường hợp khám, cấp cứu do pháo nổ, 7 trường hợp cấp cứu do chất nổ khác và rất may không có trường hợp tử vong do pháo nổ.

96 trường hợp khám, cấp cứu rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thức ăn, giảm 12,7% so với cùng ngày Tết Quý Mão 2023 (có 110 trường hợp). 53 ca nhập viện theo dõi điều trị; ghi nhận 5 trường hợp khai do ngộ độc thức ăn tự chế biến.

Từ đầu năm 2024 đến ngày 9/2, cả nước ghi nhận 1.625 trường hợp mắc COVID-19 tại 51 tỉnh, thành phố, chủ yếu tại Hà Nội (371 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (157 ca), Hải Phòng (114 ca), Hải Dương (103. Không có trường hợp tử vong. Ngày 9/2 chưa ghi nhận trường hợp mắc COVID-19 mới.

Theo đánh giá của Bộ Y tế, tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ về tăng cường khám, chữa bệnh trong dịp Tết Giáp Thìn 2024, bảo đảm công tác thường trực cấp cứu, bố trí nhân viên, phục vụ người bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Ngành Y tế cơ bản đã chuẩn bị và cung ứng đủ thuốc phục vụ khám chữa bệnh và phòng, chống dịch bệnh phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân. Tính đến 12 giờ ngày 9/2, Bộ Y tế không nhận được thông tin, phản ánh về thiếu thuốc, tăng giá thuốc.

Có thể bạn quan tâm

Lá ổi chữa bệnh gì?

Lá ổi chữa bệnh gì?

Lá ổi chứa nhiều chất chống oxy hóa, kháng khuẩn và kháng viêm, được ví như "thần dược" giúp điều trị tiểu đường, dị ứng, mụn nhọt, bảo vệ gan và hệ tiêu hóa.

“Cánh tay nối dài” của ngành Y tế

“Cánh tay nối dài” của ngành Y tế

(GLO)- Gia Lai có khoảng 2.000 nhân viên y tế thôn bản. Đây là “cánh tay nối dài” hỗ trợ ngành Y tế triển khai các hoạt động truyền thông, góp phần nâng cao nhận thức người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu và phòng-chống dịch bệnh.

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai sẽ là bệnh viện đầu tiên tại tỉnh triển khai bệnh án điện tử

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai sẽ là bệnh viện đầu tiên tại tỉnh triển khai bệnh án điện tử

(GLO)- Chiều 3-5, Hội đồng tư vấn, đánh giá hồ sơ bệnh án điện tử (EMR) do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Quý Tường-Chủ tịch Hội Tin học Y tế Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng tư vấn làm trưởng đoàn đã có buổi tư vấn, đánh giá hồ sơ bệnh án điện tử tại Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai.