Ngang nhiên nắn dòng suối Ia Châm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Để có nước tưới cho rẫy cà phê của mình, ông Nguyễn Văn Thạch (phường Diên Hồng, TP. Pleiku) đưa máy móc đào bới để nắn dòng suối Ia Châm đoạn chảy qua làng Nang Long-Osơr, xã Ia Pếch, huyện Ia Grai.

Theo đơn kiến nghị của một số hộ dân, trong những ngày nghỉ lễ dịp 30-4 và 1-5 vừa qua, ông Nguyễn Văn Thạch tự ý đưa máy múc vào khu vực suối Ia Châm đào đất và nắn dòng chảy của suối dẫn nước vào hồ chứa để phục vụ tưới cho rẫy cà phê của mình. Việc làm này khiến các hộ sản xuất dọc hai bên suối bức xúc, nhất là đối với những hộ trồng cà phê ở khu vực hạ lưu.

Vị trí ông Nguyễn Văn Thạch đào đất nông nghiệp để nắn dòng chảy suối Ia Châm vào rẫy cà phê của mình. Ảnh: N.H

Vị trí ông Nguyễn Văn Thạch đào đất nông nghiệp để nắn dòng chảy suối Ia Châm vào rẫy cà phê của mình. Ảnh: N.H

Bà H.T.T. (phường Tây Sơn, TP. Pleiku) nói: “Tôi trồng cà phê ở khu vực suối Ia Châm từ năm 1997 đến nay. Năm nay, nắng hạn kéo dài nên nguồn nước khan hiếm. Để có nước tưới, ông Thạch tự ý đưa máy múc vào khu vực lòng suối đào bới, ngăn dòng, làm thay đổi dòng chảy tự nhiên của suối Ia Châm. Nếu chính quyền địa phương không giải quyết vụ việc thỏa đáng, tôi sẽ khiếu kiện lên cấp trên”.

Tương tự, ông N.N.Q. (làng Nang Long-Osơr) thông tin: Ông Thạch đã cố ý thay đổi hiện trạng dòng chảy để làm lợi cho riêng mình. Đề nghị ông Thạch phải khôi phục hiện trạng ban đầu của suối Ia Châm để các hộ dân khu vực hạ du có nguồn nước tưới.

Trước kiến nghị của người dân, UBND huyện Ia Grai vừa có Công văn số 641/UBND-VP chỉ đạo UBND xã Ia Pếch và đơn vị liên quan nhanh chóng kiểm tra, xử lý và báo cáo UBND huyện. Sau khi nhận được Công văn số 641/UBND-VP của UBND huyện, UBND xã Ia Pếch đã cử cán bộ vào hiện trường kiểm tra, xác minh.

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng của xã phát hiện ông Thạch đã chặn dòng suối Ia Châm và đào đất nông nghiệp để mở dòng chảy mới với chiều rộng 6 m, chiều dài 60 m, chiều sâu 60 cm.

Theo đó, UBND xã Ia Pếch đã mời ông Thạch lên làm việc. Tại buổi làm việc, ông Thạch cho rằng: Khi mùa mưa đến, nước lũ gây bồi lấp đất và hồ của gia đình. Vì vậy, ông tiến hành nắn dòng chảy theo đường thẳng để hồ không bị lấp.

Đất đá từ lòng suối Ia Châm bị múc lên thành bờ. Ảnh: Nguyễn Diệp

Đất đá từ lòng suối Ia Châm bị múc lên thành bờ. Ảnh: Nguyễn Diệp

Tuy nhiên, việc ông Thạch tự ý chặn 2 đầu suối tự nhiên mà chưa xin phép cơ quan có thẩm quyền là vi phạm pháp luật về khai thác tài nguyên nước. Bên cạnh đó, việc tự ý múc đất nông nghiệp để tạo thành suối là vi phạm pháp luật về đất đai, hủy hoại đất. Do đó, UBND xã Ia Pếch yêu cầu ông Thạch tạm dừng việc múc lòng suối và hành lang dọc suối, đồng thời có trách nhiệm trả lại hiện trạng ban đầu.

Gia đình ông Thạch đã cam kết từ ngày 6 đến 10-5 sẽ tiến hành trả lại hiện trạng dòng suối và đất nông nghiệp như ban đầu. Tuy nhiên, đến nay, ông Thạch vẫn chưa thực hiện cam kết.

Trao đổi với P.V, ông Ngô Khôn Tuấn-Chủ tịch UBND xã Ia Pếch-cho biết: Khi UBND xã mời lên làm việc, ông Thạch đã thừa nhận hành vi của mình là sai và hứa sẽ khắc phục. Tuy nhiên, đến nay, ông Thạch vẫn chưa thực hiện cam kết. Trong thời gian này, ông Thạch lại có đơn gửi UBND xã về việc người dân làng Nang Long-Osơr tranh chấp đất với ông.

Thực hiện chỉ đạo của UBND huyện, UBND xã sẽ tiếp tục mời ông Thạch và các hộ dân liên quan lên làm việc để nắm rõ sự việc. Quan điểm của xã là kiên quyết xử lý vụ việc theo đúng thẩm quyền, nếu vượt thẩm quyền sẽ báo cáo cấp trên xử lý.

Có thể bạn quan tâm

Chiếm dụng mặt nước đầm Đề Gi nuôi thủy sản

Chiếm dụng mặt nước đầm Đề Gi nuôi thủy sản

(GLO)- Khoảng 3 năm trở lại đây, nhiều hộ dân ở xã Đề Gi và An Lương (tỉnh Gia Lai) ngang nhiên chiếm dụng một phần mặt nước ven đầm Đề Gi để nuôi thủy sản bằng lồng bè, gây ô nhiễm môi trường biển cũng như cản trở, gây khó khăn cho tàu thuyền ra vào Cảng cá Đề Gi.

Tuyên truyền chủ trương di dời tàu thuyền cho ngư dân An Lương

Tuyên truyền chủ trương di dời tàu thuyền cho ngư dân An Lương

(GLO)- Sáng 23-7, UBND xã An Lương phối hợp với Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Môi trường) tổ chức buổi gặp gỡ các chủ tàu cá nhằm tuyên truyền, phổ biến Đề án di dời tàu thuyền đang neo đậu tại cảng cá Quy Nhơn và đầm Đề Gi về cảng cá Tam Quan theo Quyết định số 2248/QĐ-UBND của UBND tỉnh.

Viettel khẩn trương chuẩn bị ứng phó bão Wipha, sẵn sàng đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân

Viettel khẩn trương chuẩn bị ứng phó bão Wipha, sẵn sàng đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (Wipha), Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) đã khẩn trương triển khai đồng bộ các biện pháp phòng-chống thiên tai để đảm bảo an toàn hạ tầng và duy trì dịch vụ viễn thông, duy trì thông tin liên lạc cho người dân trong và sau cơn bão.

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn tận tình và giải quyết tại chỗ, người dân không phải đi lại nhiều nơi như trước đây. Ảnh: Ngọc Sang

Gia Lai chấn chỉnh tình trạng yêu cầu người dân "có tài khoản VNeID mới được nộp hồ sơ trực tiếp"

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương khẩn trương chấn chỉnh việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và cấp xã; không yêu cầu người dân "có tài khoản VNeID mới được nộp hồ sơ trực tiếp".

Dân khốn khổ vì đường ngập như… sông

Dân khốn khổ vì đường ngập như… sông

(GLO)- Thường xuyên ngập sâu mỗi khi mưa lớn, đường Phó Đức Chính (thuộc thôn 3, xã Biển Hồ) khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn. Đây là tuyến đường có lưu lượng phương tiện qua lại khá đông, nhưng tình trạng ngập úng kéo dài vẫn chưa được khắc phục.

Thi công cao tốc gây nứt nhà: Người dân mòn mỏi đợi bồi thường suốt 2 năm

Thi công cao tốc gây nứt nhà: Người dân mòn mỏi đợi bồi thường suốt 2 năm

(GLO) – Hơn 40 hộ dân tại phường Bồng Sơn và xã Hoài Ân (tỉnh Gia Lai) phản ánh tình trạng nhà cửa bị nứt nẻ, hư hỏng do thi công tuyến cao tốc Bắc - Nam và các công trình liên quan. Dù đã kiến nghị suốt 2 năm qua, đến nay việc bồi thường, hỗ trợ vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

null