Ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất, kích tăng trưởng tín dụng cuối năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau khi đồng loạt giảm lãi suất huy động ở mức thấp nhất, các ngân hàng (NH) đang bắt đầu xuất hiện làn sóng giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Đây có thể là động thái nhằm kích tăng trưởng tín dụng trong 2 tháng còn lại.

Mặc dù số NH tuyên bố giảm lãi suất cho vay đến thời điểm này vẫn chưa nhiều và mức giảm cũng không lớn, song theo dự báo của giới chuyên môn, làn sóng này sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn trong những tháng cuối năm.

 

Khách giao dịch tại ngân hàng HDBank
Khách giao dịch tại ngân hàng HDBank


Đồng loạt giảm lãi suất cho vay

Từ đầu tháng 10, một số NH bắt đầu công bố gói vay với lãi suất ưu đãi để kích cầu tín dụng cuối năm. VPBank công bố cho vay sản xuất kinh doanh với lãi suất từ 5,99%/năm (áp dụng từ nay đến hết 31/12/2020) dành cho cá nhân, hộ gia đình với hạn mức lên đến 20 tỷ đồng, thời gian vay tối đa là 24 tháng đối với gói hạn mức hoặc 180 tháng đối với nhu cầu vay theo món.

Tương tự, MBBank cũng đang áp dụng lãi suất cho vay kinh doanh từ 6,8%/năm với hạn mức 80% nhu cầu vốn trong thời hạn tối đa 180 tháng.

Khách hàng cá nhân vay tại ABBANK hiện tại đang được hưởng lãi suất ưu đãi chỉ từ 5,9%/năm trong chương trình "Vay ưu đãi - Lãi an tâm" và từ 7%/năm trong chương trình "Vay kinh doanh - phát tài nhanh" dành cho các hộ kinh doanh cá thể.

Vietcombank mới công bố gói cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) với lãi suất kinh doanh từ 5,9%/năm, áp dụng cho các khoản giải ngân mới từ ngày 13/10. Còn với khách hàng là cá nhân vay vốn kinh doanh, mức lãi suất cho vay 6,5%/năm. Đặc biệt, khách hàng vay vốn theo sản phẩm "kinh doanh tài lộc" sẽ được áp dụng mức lãi suất 5,7%/năm, áp dụng cho các khoản giải ngân mới từ ngày 20/10. Riêng các khoản vay tiêu dùng cũng được NH này ưu đãi cố định lãi suất trong 6 hoặc 12 tháng đầu tiên với lãi suất từ 6,79%/năm.

Agribank cũng vừa công bố giảm thêm lãi suất lần thứ 4 trong năm 2020, với mức giảm thêm 0,3%/năm từ ngày 1/10. Cụ thể, Agribank giảm các mức lãi suất gồm: Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa 4,5%/năm; lãi suất cho vay trung, dài hạn tối thiểu 7,5%/năm. Đặc biệt, từ nay đến hết 30/6/2021, Agribank cũng triển khai các gói tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp FDI, khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa với tổng quy mô 35.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, không phải ai cũng được giảm lãi suất cho vay. Ông Nguyễn Văn Điệp, chủ một cơ sở sản xuất gỗ nội thất trên đường Tân Kỳ - Tân Quý (Q.Bình Tân) cho hay, hiện nay lãi suất cho vay giảm chủ yếu đối với các lĩnh vực ưu tiên, còn lại những lĩnh vực khác vẫn ở mức khá cao. "Mới đây tôi có tìm hiểu vay vốn ở một số NH để khôi phục sản xuất, nhưng sau khi tìm hiểu mặt bằng lãi suất chung, buộc phải tính lại. Một số NH chào gói vay mới lãi suất thấp từ 7,9 - 8,5%/năm nhưng chỉ áp dụng cho 3 - 6 tháng đầu, sau đó lãi suất thả nổi, tính ra cũng phải 10 - 12%/năm", ông Điệp nói.

Theo khảo sát của Thế giới Tiếp thị, hiện mức lãi suất cho vay khối doanh nghiệp của một số NH áp dụng theo nguyên tắc thả nổi, điều chỉnh định kỳ 3 tháng một lần đối với tất cả các kỳ hạn vay, vẫn dao động trung bình ở mức 9%/năm với kỳ hạn 6 tháng là, 9,2-9,5%/năm đối với kỳ hạn 9 tháng và kỳ hạn 12 tháng là 9,75%/năm. Tuy nhiên, mức lãi suất này chỉ dành cho 3 tháng đầu, tính từ khi vay vốn, sau đó sẽ được điều chỉnh dựa trên lãi suất tham chiếu cộng với biên độ từ 1-3%/năm. Tính ra, mặt bằng lãi suất vẫn ở mức trên 10%/năm đối với các kỳ hạn từ 6-12 tháng.

Sẽ còn giảm tiếp?

Theo các chuyên gia kinh tế, làn sóng giảm lãi suất cho vay có thể sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn trong thời gian tới để kích thích tăng trưởng tín dụng những tháng cuối năm.

Ông Trần Bá Duy, Giám đốc tư vấn đầu tư, Công ty Chứng khoán VPS nhận định, trong bối cảnh khó khăn hiện nay của dịch Covid-19, việc các NH giảm tiếp lãi suất để chia sẻ khó khăn cho các DN là điều nên làm.

Theo ông Duy: "Việc giảm thêm lãi suất cho vay sẽ khiến lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của các NH giảm đi. Tuy nhiên, đó là việc nên làm để "nuôi dưỡng nguồn thu" bởi khi sản xuất kinh doanh hoạt động tốt trở lại, chẳng những tín dụng sẽ tăng nhanh hơn, mà nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ khác như thanh toán, chuyển tiền, bảo lãnh… cũng sẽ phục hồi. Hệ quả là thu nhập và lợi nhuận của các NH cũng sẽ tăng theo". Vị chuyên gia này dự báo làn sóng giảm lãi suất cho vay sẽ diễn ra mạnh hơn trong thời gian tới.


 

 Làn sóng giảm lãi suất cho vay có thể sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn trong thời gian tới để kích thích tăng trưởng tín dụng những tháng cuối năm. Ảnh: VNN
Làn sóng giảm lãi suất cho vay có thể sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn trong thời gian tới để kích thích tăng trưởng tín dụng những tháng cuối năm. Ảnh: VNN


Trước kỳ vọng mặt bằng lãi suất sẽ tiếp tục giảm, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) cho hay, "vẫn còn dư địa để giảm lãi suất". Trong đó, đối với lãi suất huy động vẫn có thể giảm thêm, vì nếu so với lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 6 tháng đến 1 năm, lãi suất thực dương khá cao.

Tuy nhiên, TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng cho rằng, nếu lãi suất huy động tiếp tục giảm mạnh sẽ có nguy cơ trở thành bẫy thanh khoản khi người dân rút tiền và đầu tư vào những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Khi không thể giảm lãi suất huy động sẽ khó giảm lãi suất cho vay. "Lãi suất cho vay thời gian tới có thể sẽ giảm thêm, nhưng giảm sâu là rất khó, một phần do hạn chế từ cầu của nền kinh tế và cũng xuất phát từ việc chi phí hoạt động của NH, trong đó đặc biệt là vấn đề trích lập dự phòng rủi ro đang tăng cao ở nhiều nhà băng sau 9 tháng đầu năm", TS. Hiếu chia sẻ.

http://https://danviet.vn/ngan-hang-dong-loat-giam-lai-suat-kich-tang-truong-tin-dung-cuoi-nam-20201101095655279.htm

 

Theo THẾ GIỚI TIẾP THỊ/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Gia Lai-Kon Tum: Sẽ tiếp nhận dự án cấp tín dụng đầu tư của Nhà nước

Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Gia Lai-Kon Tum: Sẽ tiếp nhận dự án cấp tín dụng đầu tư của Nhà nước

(GLO)- Kể từ ngày 22-12, hầu hết dự án tổ chức thực hiện tại 2 tỉnh Gia Lai-Kon Tum (trừ lĩnh vực nhiệt điện than, sản xuất xi măng, sắt thép) đều thuộc đối được tài trợ tín dụng đầu tư của Nhà nước qua Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Gia Lai-Kon Tum.
Chính phủ ban hành Quy định mới về phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ

Chính phủ ban hành Quy định mới về phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ

(GLO)- Theo đó, phát hành riêng lẻ là phương thức bán trực tiếp trái phiếu Chính phủ cho từng đối tượng mua hoặc chọn ngân hàng thương mại làm đại lý phân phối và thanh toán trái phiếu Chính phủ cho đối tượng mua. Đại lý phân phối trái phiếu Chính phủ là các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, có chức năng cung cấp dịch vụ đại lý phát hành trái phiếu theo quy định.

Báo chí cần được chia sẻ kịp thời

Báo chí cần được chia sẻ kịp thời

Một loạt các quy định về tài chính, thuế, chi phí... liên quan đến báo chí đã lỗi thời nhưng chưa sửa đổi đang khiến hàng vạn nhà báo đứng trước nguy cơ bị giảm mạnh thu nhập; các cơ quan báo chí đã khó khăn lại càng thêm khó.
Đề nghị gỡ vướng thuế, tài chính cho cơ quan báo chí

Đề nghị gỡ vướng thuế, tài chính cho cơ quan báo chí

Bộ TT-TT vừa có công văn gửi Bộ Tài chính đề nghị điều chỉnh một số quy định về cơ chế tự chủ tài chính đơn vị sự nghiệp công lập, cơ chế đặt hàng, định giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước để tháo gỡ khó khăn về thuế, tài chính... cho cơ quan báo chí.
Thủ tướng ban hành Công điện chỉ đạo tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng

Thủ tướng ban hành Công điện chỉ đạo tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng

(GLO)- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện 1177/CĐ-TTg ngày 23-11-2023 về việc tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng, thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản hiệu quả, an toàn, lành mạnh, bền vững.
Đưa phương thức thanh toán QR Code về chợ nông thôn

Đưa phương thức thanh toán QR Code về chợ nông thôn

(GLO)- Thay vì dùng tiền mặt như trước đây, nhiều cửa hàng, sạp hàng trong các chợ dân sinh ở huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã áp dụng hình thức quét QR Code để khách hàng thanh toán qua tài khoản ngân hàng, giúp hoạt động mua bán diễn ra thuận tiện, nhanh chóng hơn.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đảm bảo việc thí điểm Mobile - Money đúng theo quy định

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đảm bảo việc thí điểm Mobile - Money đúng theo quy định

(GLO)- Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các Bộ và cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đảm bảo việc thí điểm Mobile - Money đúng theo quy định và pháp luật, không để xảy ra tiêu cực, biến tướng, lợi dụng vi phạm pháp luật, rủi ro ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội, an toàn hệ thống thanh toán, tài chính, tiền tệ quốc gia và hoạt động ngân hàng.
Tăng tốc giải ngân vốn tạo việc làm cho lao động nông thôn

Tăng tốc giải ngân vốn tạo việc làm cho lao động nông thôn

(GLO)- Đầu tháng 11-2023, Trung ương đã bổ sung thêm 280 tỷ đồng cho Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) tỉnh Gia Lai để cho vay hỗ trợ tạo việc làm. Ngân hàng CSXH tỉnh chỉ đạo các phòng giao dịch đẩy nhanh tiến độ giải ngân, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phát triển sản xuất, tạo việc làm cho lao động nông thôn.

Gia hạn thí điểm Mobile-Money đến hết ngày 31-12-2024

Gia hạn thí điểm Mobile-Money đến hết ngày 31-12-2024

(GLO)- Chính phủ ban hành Nghị quyết 192/NQ-CP về việc gia hạn thời gian thực hiện thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile-Money); gia hạn triển khai thí điểm Mobile-Money đến hết ngày 31-12-2024.