Ngân hàng "biệt đãi" tướng, bỏ quên cổ đông?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhằm giữ chân nhân tài và ghi nhận đóng góp của các cấp cán bộ nhân viên, các ngân hàng dự kiến phát hành cổ phiếu cho cán bộ công nhân viên (ESOP). Trên thực tế, các lãnh đạo cao cấp của ngân hàng là những người hưởng lợi nhiều nhất từ ESOP.
Ngân hàng "biệt đãi" tướng?
Điển hình trong số những ngân hàng muốn trình cổ đông kế hoạch phát hành, bán cổ phần cho người lao động theo chương trình ESOP không thể không nhắc tới đó là Techcombank.
Cụ thể, theo tài liệu ĐHĐCĐ, Techcombank dự kiến chào bán 4,76 triệu cổ phiếu TCB cho cán bộ nhân viên, người lao động theo chương trình ESOP với giá 10.000 đồng/cp. Mức giá này chưa bằng 1 nửa so với mức thị giá của TCB trên thị trường chứng khoán trong thời điểm hiện tại.
Thời gian dự kiến phát hành trong năm 2020, trong quý III hoặc quý IV/2020, ủy quyền cho HĐQT quyết định thời điểm cụ thể. 
Đáng chú ý, cổ phần phát hành thêm không hạn chế chuyển nhượng. Nếu phát hành số cổ phiếu này, vốn điều lệ của Techcombank dự kiến tăng từ 35.001 tỷ đồng lên 35.049 tỷ đồng. Số tiền thu về sẽ được bổ sung vốn cho hoạt động của ngân hàng.
Một ngân hàng cũng thu hút nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư trên thị trường trong thời gian qua là VPBank. Ngân hàng này cũng lên kế hoạch phát hành 17 triệu cổ phiếu cho cán bộ công nhân viên (ESOP), với giá bán dự kiến là 10.000 đồng/cổ phiếu từ nguồn cổ phiếu quỹ.
Trên thị trường chứng khoán, hiện thị giá của VPB đứng quanh mức 23.000 đồng/cp, tăng gần 27% so với thời điểm cách đây 1 năm.
Trong chương trình ESOP này, các cán bộ nhân viên được mua cổ phiếu quỹ với giá ưu đãi, với điều kiện là số cổ phiếu được mua sẽ bị phong tỏa (hạn chế chuyển nhượng) tối đa 3 năm kể từ ngày kết thúc đợt bán.
Tuy nhiên, cho phép HĐQT quyết định việc nới lỏng thời gian hạn chế chuyển nhượng cụ thể tùy thuộc vào chính sách nhân sự trong mỗi thời kỳ nhưng tối đa không vượt các tỷ lệ sau:  30% sau 1 năm, 35% sau 2 năm, 35% sau 3 năm.
Theo giải thích của VPBank, việc phát hành cổ phiếu cho cán bộ công nhân viên (ESOP) nhằm giữ chân nhân tài và ghi nhận đóng góp của các cấp cán bộ nhân viên của nhà băng này.
Đợt phát hành cổ phiếu ESOP của Techcombank 3 năm gần đây cũng chỉ dành cho tỷ lệ nhân sự rất nhỏ.
Chính vì vậy, các chương trình ESOP thời gian qua đã vấp phải sự phản ứng của một số cổ đông trước sự hoài nghi tiền ngân hàng đang "chảy" vào túi cá nhân nội bộ thông qua con đường ESOP?
Cổ đông ngân hàng lại "bâng khuâng" với cổ tức
 
VPBank lên kế hoạch phát hành 17 triệu cổ phiếu cho cán bộ công nhân viên (ESOP), với giá bán dự kiến là 10.000 đồng/cổ phiếu từ nguồn cổ phiếu quỹ. Không chia cổ tức năm 2019 và 2020.
Trong khi đó, ở chiều ngược lại, là cổ đông của ngân hàng nhưng điều mà nhà đầu tư mong mỏi mỗi năm đó là cổ tức thì dường như lại bị "bỏ quên" với lý do phục vụ cho các nhu cầu kinh doanh.
Đơn cử như tại Techcombank, "không chia cổ tức" có lẽ là điệp khúc quen thuộc đối với cổ đông của nhà băng này trong nhiều năm qua. Năm nay cũng không phải ngoại lệ.
Đề cập tại phương án phân phối lợi nhuận năm 2019, HĐQT Techcombank cho biết, sau khi nộp thuế và trích lập các quỹ, tổng lợi nhuận còn lại có thể phân phối của Techcombank ở mức 17.634 tỷ đồng. Số tiền này được HĐQT đề xuất duy trì dưới hình thức lợi nhuận không chia, nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh của Techcombank.
Tương tự, 2 năm 2019 và 2020, VPBank không chia cổ tức mà để lại lợi nhuận để phát triển ngân hàng. Năm 2019, VPBank ghi nhận lãi sau thuế 8.260 tỷ đồng, sau khi trích lập các quỹ thì lợi nhuận còn lại chưa phân phối là hơn 7.000 tỷ đồng.
Trước thông tin này, tại ĐHĐCĐ năm 2020 của ngân hàng diễn ra vào ngày 29/5 vừa qua, một cổ đông VPBank thắc mắc, ngân hàng làm ra nhiều tiền vì sao không chia cổ tức cho cổ đông, mua cổ phiếu không được chia cổ tức thì "lợi nhuận chúng tôi bỏ đi đâu?".
Trả lời cổ đông, ông Bùi Hải Quân, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị cho hay: Mục tiêu của ngân hàng giữ lại tiền là để phát triển ngân hàng. Hội đồng quản trị cũng chia sẻ với cổ đông, nhưng ngành ngân hàng cần tăng trưởng liên tục, không thể dừng lại, cần tăng quy mô và hướng đến mục tiêu là một trong những ngân hàng tốt nhất, vì thế ngân hàng không thể đáp ứng được việc chia cổ tức bằng tiền đều đặn hàng năm.
Qua đó, hội đồng quản trị ngân hàng mong cổ đông chia sẻ với chiến lược đã đề ra. "Tuy nhiên về giá trị của khoản đầu tư, nếu như quý cổ đông đã đầu tư vào ngân hàng thời gian dài (10 năm như cổ đông nói) chắc chắn có lợi do cổ phiếu ngân hàng tăng cao và cũng đã chia cổ tức", ông Quân nói.
Một ngân hàng khác cũng tiếp tục không chia cổ tức là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Điều này đã khiến nhiều cổ đông của Sacombank "bức xúc" trước việc nhiều năm rồi, ngân hàng này không chia cổ tức dù kết quả kinh doanh rất tốt, lợi nhuận tích lũy cũng đạt mức khá cao.
Lý do được ban lãnh đạo ngân hàng này đưa ra là do NHNN chưa đồng ý với đề xuất cho Sacombank chia cổ tức bằng cổ phiếu do đang trong giai đoạn tái cơ cấu. Vì thế, đại diện lãnh đạo Sacombank chỉ còn biết hy vọng đến khoảng năm 2022-2023 sẽ có sự bứt phá, khi ấy ngân hàng tái cơ cấu xong thì sẽ mạnh hơn và được chia cổ tức.
 
Chính sách cổ tức phù hợp với thị trường thì giá cổ phiếu mới tăng trưởng được?
Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 của Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank), HĐQT trình ĐHĐCĐ thông qua việc phân phối lợi nhuận, với đề xuất cho phép giữ lại toàn bộ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Điều này đồng nghĩa với việc ABBank sẽ không chia cổ tức cho cổ đông.
Trong khi trước đó, vào năm 2019, ĐHĐCĐ ngân hàng này cũng thông qua kế hoạch không chia cổ tức cho cổ đông, toàn bộ lợi nhuận còn lại năm 2108 là 624 tỷ đồng được giữ lại để tiếp tục gia tăng năng lực tài chính. Do đó, tổng lợi nhuận còn lại chưa phân phối hiện đã lên tới trên 1.403 tỷ đồng.
Có ý kiến cho rằng, chính sách cổ tức phù hợp với thị trường thì giá cổ phiếu mới tăng trưởng được. Tuy nhiên, trừ trường hợp không được chia cổ tức, còn nếu ngân hàng nào có lợi nhuận thì nên chia cổ tức cho cổ đông.
"Tâm lý của nhà đầu tư là đã bỏ tiền đầu tư thì mỗi năm phải mang về 1 khoản lợi nhuận nào đó cũng như việc gửi tiết kiệm tại các ngân hàng. Với bất cứ lý do nào thì dưới quan điểm của nhà đầu tư việc không chia cổ tức là không hợp lý nếu ngân hàng làm ăn có hiệu quả", một nhà đầu tư cho hay.
Có lẽ đây là lý do giải thích cho việc, vì sao có những nhà đầu tư thắc mắc, "Ban lãnh đạo ngân hàng phải làm gì chứ không thể nhắc mãi điệp khúc "không chia cổ tức" cho nhà đầu tư được" .
Huyền Anh (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Ngành Thuế Chư Pưh tiếp tục đôn đốc, khai thác tốt các nguồn thu

Ngành Thuế Chư Pưh tiếp tục đôn đốc, khai thác tốt các nguồn thu

(GLO)- Đến thời điểm này, huyện Chư Pưh đã thu được gần 29 tỷ đồng nộp ngân sách, đạt khoảng 120% dự toán tỉnh và HĐND huyện giao (trừ tiền sử dụng đất). Từ nay đến hết năm 2024, ngành Thuế huyện tiếp tục triển khai các giải pháp để quản lý thuế, chống thất thu cũng như khai thác tốt các nguồn thu.

Tiếp tục giảm 2% thuế VAT tới 1.7.2025

Tiếp tục giảm 2% thuế VAT tới 1.7.2025

Quốc hội đồng ý tiếp tục giảm 2% thuế VAT trong nửa đầu năm 2025; đồng thời yêu cầu chấm dứt việc miễn thuế với hàng giá trị dưới 1 triệu nhập khẩu qua các sàn thương mại điện tử như Shopee, Temu.

Tập huấn kiểm kê tài sản công

Tập huấn nghiệp vụ tổng kiểm kê tài sản công

(GLO)- Ngày 28 và 29-11, Sở Tài chính tỉnh Gia Lai phối hợp với Cục Quản lý Công sản (Bộ Tài chính) tập huấn nghiệp vụ tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Gia Lai.