Ngăn chặn khai thác cát trái phép vùng lòng hồ Ya Ly

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thời gian qua, do công tác đấu tranh ngăn chặn, xử lý nạn khai thác cát trái phép trong “nội địa” được triển khai quyết liệt, hiệu quả nên nhiều đối tượng “dạt” về vùng giáp ranh giữa 2 tỉnh Kon Tum và Gia Lai, khiến công tác quản lý khoáng sản khu vực này trở nên phức tạp.

Trong nỗ lực ngăn chặn hoạt động khai thác cát trái phép khu vực giáp ranh, gần đây nhất, ngày 18/4/2023, Tổ công tác liên ngành 501 tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp kiểm tra khu vực lòng hồ thủy điện Ya Ly.

Qua kiểm tra cho thấy, hiện UBND tỉnh Kon Tum cấp 3 giấy phép khai thác cát khu vực lòng hồ thủy điện Ya Ly, cho Công ty TNHH Nguyên Hưng (số giấy phép: 584/GP-UBND ngày 15/6/2020); Công ty TNHH Tài nguyên môi trường Hoàng Long (số giấy phép: 243/GP-UBND ngày 30/03/2017); Công ty TNHH MTV T&D Kon Tum (số giấy phép: 708/GP-UBND ngày 26/7/2017).

Tuy nhiên, chỉ có Công ty TNHH Tài nguyên môi trường Hoàng Long được phép tập kết khoáng sản cát sau khai thác tại bãi chứa thuộc tổ dân phố 3, thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.

Kiểm tra hoạt động khai thác cát trên lòng hồ thủy điện Ia Ly, khu vực giáp ranh tỉnh Gia Lai. Ảnh: HL

Kiểm tra hoạt động khai thác cát trên lòng hồ thủy điện Ia Ly, khu vực giáp ranh tỉnh Gia Lai. Ảnh: HL

Đoàn cũng đã kiểm tra thực tế hiện trường tại 3 vị trí thuộc khu vực lòng hồ thuỷ điện Ia Ly trên địa bàn thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Và cả 3 vị trí đều ghi nhận có 7 tàu neo đậu nhưng chưa xác định được chủ phương tiện.

Ngoài ra, phía ngoài cách bãi cát của Công ty TNHH Tài nguyên môi trường Hoàng Long khoảng 700 mét về hướng tỉnh Kon Tum có một bãi cát trái phép đã dừng khai thác nhưng dấu vết san gạt còn mới.

Cũng theo Đoàn kiểm tra, thời gian qua tỉnh Kon Tum phát hiện một số tàu khai thác cát trái phép trên địa bàn tỉnh, khi kiểm tra, đẩy đuổi thì chủ tàu chạy về tập kết tại thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Theo báo cáo của UBND thị trấn Ia Ly, cách đây vài ngày các tàu từ tỉnh Kon Tum về neo đậu tại đây.

Thực trạng trên cho thấy, công tác đấu tranh, xử lý nạn khai thác cát trái phép vùng giáp ranh giữa 2 tỉnh Kon Tum và Gia Lai đang trở nên phức tạp. Đặc biệt là khu vực “tam giác” thành phố Kon Tum-huyện Sa Thầy- huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai).

Các đối tượng sử dụng tài hút cỡ lớn lén lút ngược sông Đăk Bla hút trộm cát và đưa về các bến bãi ven hồ thủy điện Ia Ly (thuộc địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) tập kết, tiêu thụ.

Theo chính quyền địa phương, do các đối tượng neo đậu phương tiện ở địa phương này nhưng hoạt động khai thác lại ở địa phương khác nên khó khăn trong công tác kiểm tra hành chính.

Bên cạnh đó, địa bàn diễn ra hoạt động khai thác trái phép thường phức tạp, thủ đoạn tinh vi, lợi dụng ban đêm, địa hình sông nước gây khó khăn trong công tác kiểm tra, truy đuổi và ngăn chặn.

Rõ ràng là vấn đề tăng cường hiệu lực, hiệu quả đấu tranh, ngăn chặn tình trạng khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép khu vực giáp ranh đang đòi hỏi ngành chức năng và chính quyền các địa phương khu vực giáp ranh 2 tỉnh có nỗ lực và quyết tâm cao hơn.

Theo ông Võ Thanh Hải- Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, cùng với nỗ lực kiểm tra, truy quét tại địa bàn, các địa phương hai tỉnh cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn, quyết liệt hơn trong việc triển khai các biện pháp kiểm tra, xử lý tàu thuyền, bến bãi tập kết cát lậu.

Một tàu hút cát trên lòng hồ thủy điện Ya Ly. Ảnh: H.L

Một tàu hút cát trên lòng hồ thủy điện Ya Ly. Ảnh: H.L

Nhiều ý kiến cho rằng, để kiểm tra, xử lý việc khai thác, vận chuyển khoáng sản cát trái phép trên địa bàn lòng hồ Ia Ly có hiệu quả hơn, cần thực hiện 2 mũi “giáp công”.

Ở “bên ngoài”, cần đẩy mạnh phối hợp với tỉnh Gia Lai trong việc triển khai có hiệu quả Quy chế phối hợp mà hai bên đã ký kết; nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin liên lạc phục vụ việc phối hợp truy quét, chặn bắt, xử lý các đối tượng khai thác khoáng sản trái phép.

Còn “bên trong”, tỉnh ta cần tăng cường nâng cao vai trò trách nhiệm của chính quyền cấp xã và các ngành chức năng có liên quan như Giao thông, Quản lý thị trường; đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, tuần tra, truy quét và xử lý vi phạm.

Kiểm tra chặt chẽ hoạt động mua bán cát giữa một số doanh nghiệp được UBND tỉnh Kon Tum cấp phép khai thác cát với các tổ chức, cá nhân có bến bãi bất hợp pháp ven hồ thủy điện Ia Ly (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) để làm rõ và ngăn chặn tình trạng tiếp tay hợp thức hóa cát lậu.

Mới đây, UBND tỉnh có văn bản yêu cầu Sở Tài Nguyên và Môi trường và Tổ công tác 501 tỉnh phối hợp UBND huyện Sa Thầy và UBND thành phố Kon Tum khẩn trương xây dựng kế hoạch và phương án truy quét trên địa bàn quản lý, kiên quyết tạm giữ các phương tiện khai thác cát trái phép, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Trước mắt khẩn trương phối hợp cùng các cơ quan chức năng của tỉnh Gia Lai để kiểm tra, làm rõ tính hợp pháp, nguồn gốc khối lượng cát được tập kết bên bờ hồ thủy điện Ialy thuộc địa bàn thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh và thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Trường hợp phát hiện sai phạm, đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật hiện hành.

UBND huyện Sa Thầy và UBND thành phố Kon Tum quản lý, kiểm soát tốt địa bàn, thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản theo quy định.

Nếu trên địa bàn nào để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản cát, sỏi lòng sông trái phép mà không có biện pháp ngăn chặn, xử lý dứt điểm thì phải tổ chức kiểm điểm, xử lý nghiêm túc trách nhiệm người đứng đầu.

UBND tỉnh đề nghị Công an tỉnh chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ, phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng liên quan nắm chắc tình hình, tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện, đấu tranh, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân khai thác, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản trái phép.

Có thể bạn quan tâm

Trao 30 suất quà cho bà con nghèo ở huyện Chư Pưh

Trao 30 suất quà cho bà con nghèo ở huyện Chư Pưh

(GLO)- Ngày 18-1, Văn phòng Đoàn đại biểu quốc hội và HĐND tỉnh Gia Lai đã phối hợp với Trung tâm Tin học Ngoại Ngữ EDUVIET Gia Lai, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai và Trường Trung cấp Thủ đô tổ chức chương trình tặng quà Tết cho bà con xã Ia Hla (huyện Chư Pưh).

Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Mrơn thăm, tặng quà Tết cho em Rah Lan Sinh-trẻ mồ côi được Hội nhận đỡ đầu. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa mang Tết yêu thương đến với phụ nữ nghèo và trẻ mồ côi

(GLO)- Trong không khí những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, mang “Tết yêu thương” đến với các gia đình hội viên phụ nữ nghèo và trẻ mồ côi, tạo không khí vui tươi, ấm áp dịp Tết đến, Xuân về.

Tặng 145 suất quà cho người dân phường Diên Hồng

Tặng 145 suất quà cho người dân phường Diên Hồng

(GLO)- Chiều 14-1, Đảng ủy-HĐND-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Diên Hồng (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân ấm áp, Tết yêu thương” nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025 nhằm trao tặng quà Tết cho hộ cận nghèo và hộ khó khăn trên địa bàn phường.

Mang Yang: Tặng quà 150 người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn

Mang Yang: Tặng quà 150 người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn

(GLO)- Ngày 14-1-2025, tại các xã Đak Djrăng, Đak Yă và thị trấn Kon Dơng (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai), Hội Chữ thập đỏ huyện phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Công ty cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí Miền Trung tổ chức chương trình “Tết Nhân Ái”, tặng quà cho bà con nghèo trên địa bàn.

Rủ nhau sắm Tết

Rủ nhau sắm Tết

(GLO)- Những ngày này, hàng Tết được bày bán khắp nơi. Đó là các mặt hàng trang trí nhà cửa với chủng loại phong phú, đa dạng, mới mẻ, hiện đại. Đó là các loại bánh mứt, kẹo, trái cây sấy khô, thực phẩm sấy khô ngon và tiện lợi.

Phường Tây Sơn trao hơn 190 suất quà Tết cho hộ khó khăn và đối tượng yếu thế

Phường Tây Sơn trao hơn 190 suất quà Tết cho hộ khó khăn và đối tượng yếu thế

(GLO)- Ngày 10-1, Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Tây Sơn (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với các ban ngành, đoàn thể và các nhà hảo tâm tổ chức chương trình “Tết ấm áp-Xuân Ất Tỵ 2025”, trao 190 suất quà Tết cho các hộ khó khăn và đối tượng yếu thế trên địa bàn.