Năng lượng tái tạo có thực sự quá tải?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Viện Năng lượng (Bộ Công thương) vừa có báo cáo giải trình các ý kiến kết luận của Phó thủ tướng Lê Văn Thành tại Thông báo số 91 (3.5.2021) của Văn phòng Chính phủ về Quy hoạch điện 8.

 
 


Trong đó, dự kiến năng lượng tái tạo đến năm 2045 đạt 42%.

Đáng lưu ý, Quy hoạch điện 8 (Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045) đã đề xuất 3 kịch bản phát triển nguồn điện đáp ứng nhu cầu phụ tải thấp, phụ tải cơ sở và phụ tải cao.

Kết quả cân đối công suất của 3 kịch bản mà ngành chọn cho thấy, nguồn năng lượng tái tạo biến đổi (bao gồm gió và mặt trời) có tỷ trọng đạt 24% vào năm 2020; 24 - 27% năm 2030 và 38 - 42% năm 2045 tùy theo kịch bản phụ tải.

Lao đao vì đường truyền

Theo báo cáo này, năm 2020, năng lượng tái tạo mới đạt 24%, nhưng năm qua truyền tải điện phải lắm phen lao đao vì quá tải đường truyền, phải cắt giảm điện từ các dự án năng lượng tái tạo, nhiều dự án điện mặt trời áp mái thừa công suất không tải lên được vì quá tải đường truyền…

 

Năm 2018, GreenID phối hợp với nhóm chuyên gia xây dựng nghiên cứu “Mô hình sử dụng kết hợp năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp: Kinh nghiệm quốc tế và tiềm năng Việt Nam”.

Kết quả nghiên cứu cho thấy sử dụng kết hợp năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội, chủ yếu nhờ năng suất đất của hệ thống sử dụng kết hợp được cải thiện so với mô hình sử dụng cùng diện tích đất cho một mục đích duy nhất.

Ngoài ra, mô hình này còn mang lại những lợi ích khác như tiết kiệm chi phí năng lượng (nhờ tiêu thụ điện mặt trời tự sản xuất được), tăng thu nhập cho nông dân địa phương (nhờ cơ hội tăng vốn đầu tư và thu thuế), cải thiện cơ hội quảng bá và sức cạnh tranh (hình thành chuỗi cung ứng/sản xuất bền vững). Đồng thời, có thể cải tiến các phương thức sản xuất nông nghiệp, giảm nhu cầu năng lượng trong thời gian cao điểm, giảm phát thải khí CO2 và phát thải gây nguy hại khác tại địa phương từ các nhà máy nhiệt điện truyền thống (như điện than) và phát triển tổng thể ngành nông nghiệp bền vững hơn, tăng sức cạnh tranh của ngành.

Trong báo cáo giải trình cũng nêu rõ dù đã đưa vào mô phỏng các nguồn lưu trữ năng lượng, nhưng mô hình quy hoạch theo chi phí tối thiểu vẫn lựa chọn cắt giảm một phần năng lượng tái tạo nhằm đáp ứng nhu cầu linh hoạt của hệ thống thay vì đầu tư thêm các nguồn lưu trữ, bởi việc đầu tư thêm các nguồn này sẽ không có hiệu quả kinh tế. Tỷ lệ cắt giảm tính toán từ mô hình là khoảng 1,5% sản lượng năng lượng tái tạo/năm (chưa tính đến cắt giảm do truyền tải nội vùng). Viện này cho rằng, nhiều nước trên thế giới cũng đã áp dụng cắt giảm một phần năng lượng tái tạo để đáp ứng nhu cầu linh hoạt. Ngoài ra, chấp nhận cắt giảm một phần năng lượng tái tạo cũng là một trong những giải pháp để có thể phát triển nguồn năng lượng tái tạo.

Chuyên gia năng lượng và môi trường Nguyễn Đăng Anh Thi (Canada) nhấn mạnh tiềm năng của năng lượng tái tạo của Việt Nam vô cùng lớn, song mục tiêu sản lượng với năng lượng tái tạo theo đề xuất này chưa xứng với tiềm năng. Lý do tình trạng quá tải đường truyền xảy ra cục bộ tại vài địa phương vừa qua, khiến ngành đặt mục tiêu tỷ trọng sản lượng năng lượng tái tạo giảm và đã có kế hoạch giảm 1,5% sản lượng năng lượng tái tạo là không đúng chiến lược đề ra ban đầu. Dù nguồn điện nào, việc đầu tư vào cải thiện, nâng cấp và mở rộng lưới điện luôn là một yêu cầu quan trọng nhằm đảm bảo quy hoạch điện có hiệu quả.

“Theo tôi, tỷ trọng năng lượng tái tạo nói chung đến năm 2025 là 19%, năm 2030 là 25%, 2035 là 31%, 2040 là 34% và 2045 là 40%. Đây là tỷ trọng điện gió và điện mặt trời phù hợp xu hướng thế giới”, ông Anh Thi nói.

Bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc Trung tâm phát triển sáng tạo Xanh (GreenID) - kiêm Chủ tịch Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam, cho rằng cần phải phân tích đánh giá thực trạng để có chính sách thỏa đáng, khắc phục sự thiếu đồng bộ, ngắn hạn. Giải pháp căn cơ cần phải làm ngay là xem xét cấu trúc quản trị, ưu tiên đầu tư các giải pháp cho lưới điện. Về nguồn điện, những gì mà người dân và doanh nghiệp (DN) làm được thì nên ưu tiên, tạo điều kiện cho người dân và DN làm. Đặc biệt, chính sách phát triển năng lượng của quốc gia cần quan tâm hỗ trợ sự tham gia và hưởng lợi của cá
c DN nội, chứ không phải chỉ riêng các DN FDI - vốn đã có rất nhiều lợi thế.

Quản lý là mấu chốt?

Ông Nguyễn Đăng Anh Thi nhận xét kịch bản của Viện Năng lượng đưa ra đến năm 2040, Việt Nam vẫn chưa cần thiết đầu tư hỗ trợ lưới điện và đường truyền nếu có phương pháp quản lý tích hợp năng lượng tái tạo. Cụ thể, kịch bản đưa ra con số công suất điện gió và mặt trời chiếm 38 - 42% đến năm 2045 nghe “ghê gớm” nhưng quan trọng hơn là tỷ trọng sản lượng được bao nhiêu từ con số công suất này mới quan trọng.

Theo báo cáo Quy hoạch điện 8 hồi tháng 3.2021 lần lượt 5% năm 2020, 15% năm 2025, 13% năm 2030, 20% năm 2035, 24% năm 2040 và 29% năm 2045.

“Như vậy, 20 năm nữa, Việt Nam chỉ đạt tỷ trọng sản lượng với năng lượng tái tạo 24% mà thôi. Trong khi đó, nghiên cứu từ năm 2014 của Cơ quan Năng lượng quốc tế về chuyển đổi năng lượng tại 15 quốc gia cho thấy, khả năng tỷ trọng sản lượng điện gió và mặt trời vượt trên 30% trong lưới điện có thể đạt được với chi phí gia tăng không đáng kể nhờ vào cải thiện chính sách, hệ thống quản lý và lập kế hoạch tốt hơn. Nghiên cứu khác của Phòng Thí nghiệm năng lượng tái tạo quốc gia Mỹ (NREL) cũng chỉ ra rằng, có thể tích hợp tỷ trọng điện mặt trời và điện gió vào lưới điện chỉ bằng phương pháp quản lý. Việc đầu tư thêm vào các nguồn phát điện linh hoạt để hỗ trợ lưới điện chỉ thực sự cần thiết khi tỷ trọng điện tái tạo cao hơn 25%. Nghĩa là chỉ khi sản lượng điện tái tạo vượt 25%, mới tính đầu tư thêm các nguồn hỗ trợ lưới điện. Còn dưới mức đó, có thể tích hợp được bằng phương pháp quản lý. Nếu đến năm 2040 tỷ trọng sản lượng đạt 24%, thêm 20 năm nữa chẳng nhẽ chúng ta không đủ khả năng áp dụng các giải pháp thay đổi chỉ về quản lý cho năng lượng tái tạo?”, vị này phân tích và đặt vấn đề.

Ở góc độ khác, TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế T.Ư, đánh giá cuộc bùng nổ năng lượng sạch tại Việt Nam ghi nhận đóng góp rất lớn của các DN tư nhân nhưng chủ yếu chỉ đầu tư sản xuất điện, EVN vẫn nắm khâu tiếp nhận và truyền tải. Sự phát triển không đồng bộ, không thống nhất gây khó khăn cho cả hai bên. Không chỉ DN tư nhân bị lúng túng, bị cắt công suất mà EVN cũng chịu áp lực. Do đó, Chính phủ cần cụ thể hóa tinh thần của Nghị quyết 55 bằng những chính sách, cơ chế cụ thể để mau chóng tháo gỡ các nút thắt, để DN tư nhân tiếp cận sâu, rộng hơn vào nhiều lĩnh vực, gồm cả đầu tư sản xuất và truyền tải, đặc biệt với các nguồn năng lượng nhiều tiềm năng như điện mặt trời, điện gió.

“Khi DN tư nhân có cơ chế tham gia mạnh mẽ, DN nhà nước sẽ phải cải thiện chất lượng dịch vụ, người dân có thêm quyền lựa chọn. Đặc biệt nguồn năng lượng tái tạo được ưu tiên phát triển sẽ đảm bảo tăng nguồn cung điện phát triển bền vững, có thể góp phần giảm giá điện”, TS Lê Đăng Doanh nhận định.

Bà Ngụy Thị Khanh nêu quan điểm Quy hoạch điện 8 cần quan tâm đến các chính sách cho điện mặt trời phân tán và kết hợp. Cụ thể, nhờ cơ chế hỗ trợ mới cho năng lượng gió và năng lượng mặt trời, hàng trăm dự án năng lượng tái tạo gồm điện gió và điện mặt trời được đăng ký và xây dựng. Tuy nhiên, các trang trại điện mặt trời lớn được xây dựng hiện nay lại ở các khu vực sản xuất nông nghiệp nên cũng kéo theo những thách thức lớn. Trong đó, đáng quan tâm nhất là xung đột phát sinh trong sử dụng tài nguyên đất, hệ quả của việc đầu tư ồ ạt vào năng lượng gió và mặt trời.

“Do vậy, cần xem xét tính toán tiềm năng của mô hình này trong các kịch bản quy hoạch, bởi đây sẽ là nguồn tiềm năng lớn khi Việt Nam là quốc gia nông nghiệp lại có nguồn năng lượng mặt trời dồi dào. Khuyến khích điện mặt trời phân tán và kết hợp cũng chính là tạo cơ hội phát triển cho các DN vừa và nhỏ ở Việt Nam”, bà Khanh nhấn mạnh.

Theo Nguyên Nga (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Chỉ hơn 1,7 tỷ đồng, bạn có thể sở hữu mẫu xe thuần điện đầu tiên của Volvo tại Việt Nam

Chỉ hơn 1,7 tỷ đồng, bạn có thể sở hữu mẫu xe thuần điện đầu tiên của Volvo tại Việt Nam

(GLO)- Hãng xe an toàn nhất thế giới vừa cho ra mắt chiếc xe thuần điện Volvo EC40, đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của hãng. Với thiết kế hiện đại, công nghệ tiên tiến, và hiệu suất vượt trội, EC40 là đối thủ đáng gờm trong phân khúc xe điện hạng sang.

Aprilia RS 660: “Tinh hoa” trong làng sportbike tầm trung, giá khởi điểm từ 485 triệu đồng

Aprilia RS 660: “Tinh hoa” trong làng sportbike tầm trung, giá khởi điểm từ 485 triệu đồng

(GLO)- Sở hữu khối động cơ 659cc mạnh mẽ cùng những công nghệ tiên tiến, Aprilia RS 660 không chỉ mang đến trải nghiệm lái phấn khích mà còn thể hiện sự vượt trội về hiệu suất trong tầm giá. Hiện chiếc xe này đang được bán với giá khởi điểm từ 485 triệu đồng.

Sở hữu dòng xe Maserati Levante LE350AL21 sang trọng với giá trên 5,4 tỷ đồng

Sở hữu dòng xe Maserati Levante LE350AL21 sang trọng với giá trên 5,4 tỷ đồng

(GLO)- Maserati Levante LE350AL21 mang đậm chất thể thao, kết hợp giữa thiết kế tinh tế và công nghệ tiên tiến. Với động cơ mạnh mẽ, khả năng vận hành tuyệt vời, Levante LE350AL21 chắc chắn sẽ làm hài lòng những tín đồ yêu thích sự khác biệt và đẳng cấp. Xe hiện có giá khoảng 5,4 tỷ đồng.

CBR1000RR-R Fireblade: Siêu phẩm thể thao với sức mạnh vô song có giá bán trên 950,5 triệu đồng

CBR1000RR-R Fireblade: Siêu phẩm thể thao với sức mạnh vô song có giá bán trên 950,5 triệu đồng

(GLO)- Chiếc xe mơ ước của các tín đồ đam mê tốc độ với những cải tiến đột phá, nâng tầm hiệu suất vượt trội của hãng Honda. Từ thiết kế mạnh mẽ, Fireblade không chỉ là một chiếc xe, mà còn là biểu tượng của sự tinh tế trong ngành công nghiệp mô tô thể thao.

Aprilia Tuareg 660: Bạn đồng hành lý tưởng trên mọi cung đường phiêu lưu có giá 498 triệu đồng

Aprilia Tuareg 660: Bạn đồng hành lý tưởng trên mọi cung đường phiêu lưu có giá 498 triệu đồng

(GLO)- Aprilia Tuareg 660 là mẫu xe adventure đa năng, kết hợp giữa khả năng off-road ấn tượng và sự thoải mái trên những hành trình dài. Với thiết kế hiện đại, động cơ mạnh mẽ và công nghệ tiên tiến, Tuareg 660 là lựa chọn lý tưởng cho những ai đam mê khám phá và chinh phục mọi địa hình.

Kawasaki Ninja ZX-10R: Siêu phẩm tốc độ chinh phục mọi đường đua có giá niêm yết 729 triệu đồng

Kawasaki Ninja ZX-10R: Siêu phẩm tốc độ chinh phục mọi đường đua có giá niêm yết 729 triệu đồng

(GLO)- Kawasaki Ninja ZX-10R là mẫu sportbike đỉnh cao, được trang bị công nghệ hiện đại và sức mạnh vượt trội từ đường đua MotoGP. Với thiết kế khí động học cùng hiệu suất đáng kinh ngạc, đây là lựa chọn hàng đầu dành cho những tín đồ đam mê tốc độ và trải nghiệm đua xe chuyên nghiệp.

Honda Wave Alpha 110 phiên bản 2025: Biểu tượng của sự bền bỉ và tiết kiệm với giá trên 18 triệu đồng

Honda Wave Alpha 110 phiên bản 2025: Biểu tượng của sự bền bỉ và tiết kiệm với giá trên 18 triệu đồng

(GLO)- Honda Wave Alpha 110 2025 tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu trong phân khúc xe số phổ thông với thiết kế cải tiến, động cơ mạnh mẽ và hiệu suất nhiên liệu vượt trội. Đây là mẫu xe lý tưởng cho người dùng tìm kiếm sự ổn định, bền bỉ và tiết kiệm chi phí trong cuộc sống hàng ngày.