Nâng cao nhận thức pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật (TTPBPL) cho đồng bào dân tộc thiểu số luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Chư Prông, Gia Lai quan tâm thực hiện. Qua đó, nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người dân không ngừng được nâng lên, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội của địa phương phát triển.
Trong 11 thôn, làng của xã Ia Boòng có đến 8 làng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác TTPBPL cho người dân của xã. Để nâng cao hiệu quả công tác này, những năm gần đây, Đảng ủy, UBND xã đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền như: phát tờ rơi, tổ chức hội nghị, dùng hệ thống loa truyền thanh... Bên cạnh đó, xã cũng đã lồng ghép công tác này trong các buổi họp dân, sinh hoạt đoàn thể. Ông Phạm Ngọc Toàn-Bí thư Đảng ủy xã-cho biết: “Toàn xã có 755 hộ đồng bào DTTS. Để bà con chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chúng tôi đã thực hiện nhiều hình thức tuyên truyền, từ việc gặp gỡ trực tiếp đến thông qua các cuộc họp, lồng ghép vào các hội thảo về sản xuất... Từ đầu năm đến nay, xã đã tổ chức tuyên truyền và lồng ghép tuyên truyền được hơn 50 buổi, thu hút hàng ngàn lượt người tham gia. Thông qua công tác TTPBPL, ý thức chấp hành pháp luật của đồng bào DTTS trên địa bàn đã được nâng cao; bà con không nghe theo các luận điệu xuyên tạc, kích động của kẻ xấu mà chăm lo làm ăn nên đời sống ngày một nâng lên”.
 Công an xã Ia Drăng đến từng hộ dân tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Ảnh: T.T
Công an xã Ia Drăng đến từng hộ dân tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Ảnh: T.T
Huyện Chư Prông có 21 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó người DTTS chiếm hơn 46% dân số toàn huyện. Hiện nay, huyện có 180 thôn, làng, tổ dân phố, trong đó có 105 làng đồng bào DTTS. Đa số đồng bào DTTS trên địa bàn huyện đều sinh sống ở vùng sâu, vùng xa nên việc TTPBPL gặp nhiều khó khăn. Để công tác này đạt hiệu quả cao, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền. Đồng thời, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật huyện xây dựng kế hoạch cụ thể, thường xuyên xuống cơ sở để tuyên truyền. Theo đó, hàng tháng, theo chức năng nhiệm vụ được phân công, các thành viên của Hội đồng chủ động xây dựng kế hoạch, phối hợp với chính quyền cơ sở, các tổ chức đoàn thể thực hiện nhiệm vụ được giao. Hình thức tuyên truyền, phổ biến cũng đa dạng hơn, kết hợp các cuộc họp, các buổi sinh hoạt cộng đồng để tuyên truyền. Từ đầu năm đến nay, Hội đồng đã tiến hành 40 cuộc tuyên truyền tại các thôn, làng, đặc biệt là các làng ở vùng sâu, vùng xa, vùng đông đồng bào DTTS sinh sống, thu hút gần 10 ngàn lượt người tham gia; đồng thời phát hơn 6.500 tờ rơi bằng tiếng địa phương để tuyên truyền người dân chấp hành các quy định của pháp luật. 
Bên cạnh đó, huyện Chư Prông đã phát huy tốt vai trò của người có uy tín, già làng tiêu biểu trong công tác TTPBPL. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 115 người có uy tín, là những tuyên truyền viên tích cực tham gia việc vận động người dân chấp hành tốt các quy định của pháp luật. Đồng thời, chính quyền địa phương thông qua người có uy tín để xây dựng các hương ước, quy ước phù hợp với tình hình thực tế, xóa bỏ một số tập tục lạc hậu. Đội ngũ người có uy tín trên địa bàn huyện đã vận động, tuyên truyền người dân nâng cao cảnh giác, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn. Qua đó, những năm gần đây, đồng bào DTTS ở các thôn, làng đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm đối với việc bảo vệ an ninh trật tự tại địa phương. Đặc biệt, đồng bào DTTS khu vực biên giới luôn nêu cao cảnh giác, kịp thời báo cho các cơ quan chức năng xử lý các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật. Cùng với đó, 982 tổ hòa giải ở cơ sở với hơn 1.500 thành viên cũng đã tích cực tham gia công tác TTPBPL. Đội ngũ này đã có mặt kịp thời để phân tích, hòa giải những mâu thuẫn trong gia đình, cộng đồng.
Trao đổi với chúng tôi về công tác TTPBPL trên địa bàn huyện trong thời gian qua, ông Ngô Ngọc Tiến-Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Tư pháp huyện Chư Prông-cho biết: Để công tác này đạt kết quả cao, huyện đã lựa chọn xây dựng mô hình điểm ở các xã, thôn vùng điều kiện khó khăn, vùng sâu, vùng xa rồi triển khai nhân rộng. Cùng với đó, huyện cũng tập trung bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ TTPBPL cho những người làm công tác này. “Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện tốt công tác TTPBPL, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của đồng bào DTTS. Qua đó, động viên bà con phát huy tinh thần đoàn kết để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp”-ông Tiến nhấn mạnh.
 THIÊN THANH

Có thể bạn quan tâm

Thanh niên xã Nghĩa An (huyện Kbang) khám sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Ảnh: M.P

Kbang bảo đảm chất lượng thanh niên lên đường nhập ngũ

(GLO)- Nhằm nâng cao chất lượn tuyển quân năm 2025, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) huyện Kbang, Gia Lai triển khai đồng bộ quy trình tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, đồng thời, chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức khám sơ tuyển sức khỏe NVQS bảo đảm chặt chẽ, công bằng, công khai, đúng luật.

Người dân nhận thực phẩm cứu trợ tại Deir al-Balah, Dải Gaza ngày 23-11. Ảnh: THX/TTXVN

Israel bị cáo buộc “tiến hành diệt chủng” đối với người Palestine tại Dải Gaza

(GLO)- Ngày 5-12, Hãng tin AFP cho biết, Tổ chức Ân xá Quốc tế cáo buộc Israel “tiến hành diệt chủng” đối với người Palestine tại Gaza kể từ khi chiến sự xảy ra. Tuy nhiên, Israel đã nhiều lần kiên quyết bác bỏ các cáo buộc diệt chủng, đồng thời cáo buộc Hamas lợi dụng người Palestine làm lá chắn sống.