Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hợp tác xã

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm qua, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các HTX trên địa bàn tỉnh. Nổi bật là việc tổ chức học tập mô hình hoạt động hiệu quả và mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ quản lý HTX.

Tạo điều kiện để HTX học hỏi kinh nghiệm

Vừa qua, Liên minh HTX tỉnh đã tổ chức chuyến tham quan, học tập kinh nghiệm tại các HTX hoạt động hiệu quả cho đội ngũ quản lý của hơn 20 HTX trên địa bàn tỉnh. Theo đó, đội ngũ quản lý các HTX sẽ tham quan học tập kinh nghiệm tại HTX Mật ong Phương Di Bee (TP.Pleiku); HTX Xây dựng-Thương mại và Dịch vụ Phượng Hoàng (huyện Đức Cơ); HTX nông nghiệp Chư A Thai (huyện Phú Thiện)…

htx-mat-ong-phuong-di-bee-thuong-xuyen-tham-gia-xuc-tien-thuong-mai-de-quang-ba-sp-mat-ong-cua-htx.jpg
Hợp tác xã Mật ong Phương Di Bee thường xuyên tham gia xúc tiến thương mại để quảng bá sản phẩm mật ong. Ảnh: Thảo Nguyên

Tại đây, đội ngũ quản lý các HTX không những được tham quan thực tế quy trình sản xuất mà còn tìm hiểu về cơ cấu tổ chức của các HTX hoạt động hiệu quả và chia sẻ những khó khăn, thách thức và giải pháp để giúp HTX sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả. Đồng thời, học hỏi kinh nghiệm tìm kiếm thị trường, đầu ra cho sản phẩm, xây dựng thương hiệu, xây dựng sản phẩm OCOP; kinh nghiệm phát triển HTX sản xuất kinh doanh gắn với chuỗi giá trị...

Bà Trần Thị Hoàng Anh-Giám đốc HTX Mật ong Phương Di Bee-cho biết: Hiện tại, HTX liên kết với nhiều đơn vị trong và ngoài tỉnh để cung cấp các sản phẩm vì nhu cầu sử dụng mật ong trong nước và xuất khẩu rất lớn. Trong quá trình hoạt động, HTX luôn hướng dẫn các xã viên về quy trình nuôi ong, quy trình chăm sóc đàn ong để làm sao không nhiễm kháng sinh, không nhiễm các chất bảo vệ thực vật.

“Tôi sẵn sàng chia sẽ bí quyết để thành công của mình cho các HTX khi đến đây tham quan, học tập kinh nghiệm. Với HTX chúng tôi, muốn thành công thì sản phẩm phải chất lượng, mẫu mã bắt mắt, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đó là bí quyết mà ai cũng có thể làm được…”-bà Hoàng Anh chia sẻ.

Còn ông Phạm Ngọc Nghĩa-Giám đốc HTX Nông nghiệp Chư A Thai thì cho hay: Từ năm 2019, HTX được huyện Phú Thiện chọn làm điểm trong hoạt động phát triển HTX của tỉnh. Đến nay HTX đã có 13 sản phẩm gạo đạt chuẩn OCOP từ 3-4 sao. Khi các HTX đến đây tham quan và học tập, tôi đã chia sẽ kinh nghiệm về việc tranh thủ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các dự án để HTX tranh thủ đề xuất tham gia. Đồng thời, chia sẻ các quy trình lập dự án theo đúng quy định; phân cấp, phân vùng cho anh em HTX làm theo đúng quy trình, từ khâu sản xuất đến các hoạt động kinh doanh…

z6629798716023-a662f0308676c9dc8d8b4ba5245acb5e.jpg
Quang cảnh buổi tập huấn nghiệp vụ về tài chính-kế toán cho đội ngũ quản lý HTX. Ảnh: Lê Thư

Tham gia chuyến tham quan, học tập kinh nghiệm lần này, bà Trương Thị Chí-Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc HTX Nông lâm và dịch vụ Tân Hội (huyện Đăk Pơ) bày tỏ: HTX thành lập được 3 năm, sản xuất chủ yếu là cây ớt với diện tích trên 200 ha. Tham gia chuyến tham quan, học tập kinh nghiệm lần này, tôi mong muốn sẽ học hỏi được cách phát triển thị trường tiêu thụ để có đầu ra ổn định cho sản phẩm. Ngoài ra, tôi cũng học được cách mà HTX Chư A Thai duy tốt việc liên kết với nông dân để nâng cao giá trị của cây lúa.

“Với những gì học hỏi được, tôi sẽ áp dụng vào hoạt động của HTX mình trong thời gian tới nhằm cùng với các thành viên HTX và nông dân tạo ra những sản phẩm tốt nhất để cung cấp ra thị”-bà Chí nói.

Bên cạnh việc tạo điều kiện học tập kinh nghiệm thực tiễn, Liên minh HTX tỉnh còn chú trọng đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý HTX, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính-kế toán.

Ông Lương Đình Trọng-Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh-cho biết: “Qua nắm bắt hoạt động của các HTX, thì hiện nay các HTX vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, đặc biệt là trong công tác quản lý tài chính-kế toán. Nhiều cán bộ HTX chưa được đào tạo bài bản, việc lập sổ sách, báo cáo tài chính còn chậm hoặc chưa đúng quy định. Để khắc phục, chúng tôi tổ chức các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ tài chính-kế toán, cập nhật các quy định mới nhất để đội ngũ quản lý HTX nắm bắt và thực hiện đúng quy định pháp luật”.

Chị Seo-Thành viên Hội đồng quản trị HTX Nông nghiệp và Dệt thổ cẩm Glar (Đak Đoa)-cho hay: Trước đây, tôi gặp khó khăn trong việc lập báo cáo tài chính do chưa nắm vững và chưa cập nhật kịp thời các văn bản mới. Tham gia các lớp tập huấn giúp tôi hiểu và thực hiện đúng các quy định, từ đó có thể tự làm báo cáo tài chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX”.

Hướng tới phát triển bền vững

Gia Lai hiện có 488 HTX với hơn 19 ngàn thành viên, giải quyết việc làm cho gần 2 ngàn lao động tại địa phương. Trong đó có 389 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; 13 HTX hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp; 40 HTX hoạt động trong lĩnh vực giao thông vận tải; 14 HTX hoạt động lĩnh vực xây dựng; 26 HTX thương mại và 6 Quỹ tín dụng nhân dân. Các HTX ngày càng đa dạng hơn về mô hình sản xuất kinh doanh, góp phần đưa khu vực kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh hoạt động ổn định, tiếp tục khẳng định được vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

htx-mat-ong-phuong-di-bee-dau-tu-may-moc-hien-dai-de-nang-cao-chat-luong-sp-mat-ong.jpg
Các HTX đầu tư máy móc hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm. Ảnh: Thảo Nguyên

Ông Nguyễn Mậu Phong-Phó Chủ tịch Thường trực Liên minh HTX tỉnh-thông tin: Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Liên minh HTX tỉnh đã xây dựng kế hoạch và chọn lọc những HTX có mong muốn đi tham quan, học tập kinh nghiệm tại các HTX hoạt động hiệu quả để về áp dụng vào hoạt động nhằm nâng cao năng lực quản lý và hiệu quả hoạt động của HTX. Trong đợt đi này có 4 nội dung học tập kinh nghiệm, gồm: Học hỏi trong khâu sản xuất đến chuỗi giá trị; trao đổi những kinh nghiệm, cách làm xây dựng sản phẩm OCOP, xây dựng thương hiệu để các sản phẩm của HTX có đầu ra ổn định; cách áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Cuối cùng là để các HTX trao đổi kinh nghiệm về việc liên doanh, liên kết giữa HTX và các hộ dân để tạo chuỗi liên kết giá trị nhằm nâng cao đời sống của thành viên và hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX.

Những năm qua, hoạt động của các HTX luôn được các cấp chính quyền quan tâm, hỗ trợ bằng các chính sách về đất đai, vay vốn tín dụng, liên kết chuỗi giá trị, chế biến và bao tiêu sản phẩm… Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cũng như lao động chuyên môn của các HTX. Vì vậy, việc tổ chức các chuyến tham quan, học hỏi kinh nghiệm và mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực quản lý tài chính cho cán bộ quản lý HTX là hết sức cần thiết, đó là yếu tố trọng tâm giúp HTX hoạt động hiệu quả.

Ông Nguyễn Mậu Phong-Phó Chủ tịch Thường trực Liên minh HTX tỉnh cho biết thêm: Ngoài các chính sách hỗ trợ, đội ngũ cán bộ quản lý của các HTX cũng cần nâng cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực, từng bước khắc phục những khó khăn trong sản xuất kinh doanh, quản lý tài chính cũng như có kế hoạch xây dựng đội ngũ kế cận. Từ đó, nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý HTX, góp phần thúc đẩy HTX trên địa bàn tỉnh hoạt động có hiệu quả, từng bước phát triển bền vững.

“Các hoạt động hỗ trợ HTX thời gian qua đã tạo môi trường thuận lợi, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho khu vực kinh tế tập thể. Trong thời gian tới, Liên minh HTX tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường tổ chức các lớp đào tạo chuyên sâu, đồng thời mở rộng thêm các nội dung như: marketing online, quản trị kinh doanh, chuyển đổi số… để từng bước hiện đại hóa hoạt động của HTX trên địa bàn tỉnh”-Phó Chủ tịch Thường trực Liên minh HTX tỉnh nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Các cơ sở kinh doanh cây giống vào mùa

Các cơ sở kinh doanh cây giống vào mùa

(GLO)- Gia Lai đang bước vào mùa mưa nên nhu cầu mua cây giống của nông dân trong tỉnh khá lớn. Nắm bắt nhu cầu trên, các cơ sở kinh doanh cây giống cũng chuẩn bị nguồn hàng đảm bảo chất lượng để cung cấp ra thị trường.

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

(GLO)- Trong 2 ngày (13 và 14-5), Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Krông Pa phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai tổ chức 2 lớp tập huấn xây dựng mã số vùng trồng cho gần 200 cán bộ, công chức cấp xã, các hộ dân, doanh nghiệp và HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

(GLO)- Nhận thấy việc trồng cây hoa hòe mang lại thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn, xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) đã chủ động hỗ trợ bà con nông dân kỹ thuật chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP và đăng ký chứng nhận sản phẩm OCOP để nâng cao giá trị nông sản.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.