Nâng cao chất lượng dân số: Đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc là chủ đề của Tháng hành động quốc gia về dân số (tháng 12) và kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam (26-12) năm 2024. Thông điệp ấy khẳng định tầm quan trọng của công tác dân số trong phát triển kinh tế-xã hội bền vững.

Chung tay thực hiện công tác dân số

Năm 2024 là năm thứ 5 cả nước thực hiện Chiến lược dân số Việt Nam đến năm 2030. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong thực hiện công tác dân số, Gia Lai đã đạt được những kết quả quan trọng.

Theo đó, năm 2024, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh là 11,7‰; tỷ số giới tính khi sinh là 106 bé trai/100 bé gái sinh ra sống, đạt mức cân bằng tự nhiên. Toàn tỉnh có 113.081 người sử dụng biện pháp tránh thai; tỷ lệ bà mẹ mang thai được khám sàng lọc trước sinh đạt 30%; trẻ sơ sinh được khám sàng lọc sơ sinh đạt 30%.

Tỷ lệ cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn tăng thêm 5% và tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm là 44%.

nang-cao-chat-luong-dan-so-dat-nuoc-phon-vinh-gia-dinh-hanh-phuc-bg.jpg
Tỉnh Gia Lai đẩy mạnh truyền thông trong Tháng hành động quốc gia về dân số và Ngày Dân số Việt Nam (26-12). Ảnh: N.Y

Hầu hết các địa phương trong tỉnh đều đạt và vượt các chỉ tiêu nhiệm vụ về công tác dân số. Bà Nguyễn Thị Thu Hiền-Cán bộ chuyên trách công tác dân số thuộc Trung tâm Y tế huyện Mang Yang-cho biết: Trung tâm đã thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ trước, trong và sau sinh; tư vấn, triển khai khám sức khỏe tiền hôn nhân; tầm soát, sàng lọc trước sinh và sơ sinh nhằm phát hiện, can thiệp sớm bệnh tật ở thai nhi, trẻ sơ sinh để trẻ em được sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh. Ngoài ra, công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cũng được chú trọng.

“Huyện Mang Yang tăng cường đổi mới nội dung, hình thức truyền thông giúp người dân nâng cao nhận thức về dân số và phát triển; chủ động thực hiện các biện pháp tránh thai, kế hoạch hóa gia đình góp phần nâng cao chất lượng dân số”-bà Hiền nói.

Bà Phạm Thị Nhàn-Trưởng phòng Dân số (Trung tâm Y tế huyện Chư Prông) thông tin: Ngay từ đầu năm, Trung tâm căn cứ vào kế hoạch, chỉ tiêu của cấp trên giao để triển khai tại đơn vị và các địa phương. Tập trung thực hiện các chiến dịch vào từng thời điểm thích hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Trong đó, chú trọng triển khai khám sức khỏe tiền hôn nhân; sàng lọc trước sinh, sơ sinh; khám sức khỏe người cao tuổi… Việc triển khai các chiến dịch góp phần bảo vệ chăm sóc, nâng cao sức khỏe cộng đồng.

“Các hoạt động triển khai kịp thời và công tác truyền thông tích cực đã góp phần nâng cao nhận thức người dân, tỷ lệ người dân khám sức khỏe tiền hôn nhân, sàng lọc trước sinh, sơ sinh; chăm sóc sức khỏe thai sản tại cộng đồng đã được nâng lên”-bà Nhàn chia sẻ.

Đẩy mạnh các giải pháp nâng cao chất lượng dân số

Nhiệm vụ của công tác dân số trong năm 2025 là tiếp tục nâng cao chất lượng dân số thông qua các hoạt động như: tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; khám sàng lọc trước sinh và sơ sinh nhằm phát hiện, can thiệp sớm bệnh tật ở thai nhi, trẻ sơ sinh; thúc đẩy bình đẳng giới; nâng cao nhận thức cho người cao tuổi về tầm quan trọng của việc tham gia khám sức khỏe định kỳ để phát hiện, quản lý, điều trị bệnh kịp thời, giúp tăng số năm sống khỏe mạnh, chất lượng sống...

2nn.jpg
Bác sĩ thăm khám sức khỏe cho người cao tuổi huyện Ia Grai. Ảnh Như Nguyện

Ông Vương Nhật-Chi cục trưởng Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh-khẳng định: Vấn đề nâng cao chất lượng dân số không chỉ là nhiệm vụ của ngành Y tế mà còn là trách nhiệm của các ngành, địa phương, mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Trong đó, Nhà nước cần tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng, người khuyết tật để nâng cao chất lượng dân số.

Về phía tỉnh, công tác truyền thông, giáo dục về dân số và phát triển tiếp tục tăng cường với các hình thức phù hợp đến các tầng lớp nhân dân để nâng cao nhận thức và hành động. Từ đó, góp phần duy trì vững chắc mức sinh thay thế, giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, đối tượng; giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

Đồng thời, tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển đất nước nhanh, bền vững; thích ứng với già hóa dân số đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Ngoài ra, cần làm tốt công tác tư vấn, hỗ trợ nâng cao sức khỏe thể chất, trí tuệ và tinh thần cho các nhóm đối tượng đặc biệt; triển khai các mô hình cung cấp dịch vụ và vận động để tăng sự chấp nhận sàng lọc sơ sinh tại cộng đồng.

“Năm 2025, Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh phối hợp với các cấp, ngành triển khai hiệu quả công tác dân số; chú trọng thực hiện các biện pháp nâng cao tầm vóc, thể lực và trí tuệ của con người Việt Nam; tăng cường các dịch vụ xã hội chủ yếu có ảnh hưởng tới chất lượng dân số; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học ứng dụng phục vụ góp phần nâng cao chất lượng dân số”-ông Nhật cho biết thêm.

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Gia Lai tận tâm với công tác Hội, gắn kết đồng đội

Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Gia Lai Nay Hứ tận tâm với công tác Hội, gắn kết đồng đội

(GLO)- Gần 10 năm giữ cương vị Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Gia Lai, ông Nay Hứ luôn gương mẫu, tận tụy và nhiệt tình trong công việc. Với tinh thần trách nhiệm cao, ông đã góp phần lan tỏa tinh thần đoàn kết, nghĩa tình trong các phong trào, hoạt động công tác Hội.

Nhiều hộ ở Mang Yang thoát nghèo nhờ hỗ trợ mô hình sinh kế

Mô hình sinh kế tiếp sức người nghèo vươn lên

(GLO)- Từ các mô hình sinh kế do Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mang Yang và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện triển khai đã giúp nhiều hộ nghèo thay đổi tư duy sản xuất, chủ động phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

(GLO)- Nhiều năm qua, ông Trần Ngọc Dũng (SN 1967, trú tại 85/17 Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku) đã trở thành người dạy thư pháp cho trẻ mồ côi, bị câm điếc, tự kỷ… để các em tự tin vươn lên trong cuộc sống. Ông rất tâm đắc với câu thơ của Tố Hữu: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Ayun Pa: Hành trình 18 năm xây dựng và phát triển

Ayun Pa: Hành trình 18 năm xây dựng và phát triển

(GLO)- Sau 18 năm xây dựng và phát triển, thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh cũng như phát huy sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc để vươn mình mạnh mẽ, phát triển toàn diện, ghi dấu ấn trên tất cả các lĩnh vực.

Nông thôn làng Thơh Ga B ngày càng khởi sắc, khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Quang Tấn

Chư Pưh: Đổi thay ở làng nông thôn mới Thơh Ga B

(GLO)- Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, diện mạo nông thôn của làng Thơh Ga B (xã Chư Don) đã có nhiều thay đổi tích cực. Nhờ đó, làng đã được UBND huyện Chư Pưh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).

Gia Lai có 8 huyện, thị đã thực hiện xử lý xong dữ liệu hộ tịch sai lệch

Gia Lai có 8 huyện, thị đã thực hiện xử lý xong dữ liệu hộ tịch sai lệch

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ về tình hình, kết quả thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính tháng 4-2025. Đối với việc rà soát, xử lý sai lệch giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, có 8 địa phương đã hoàn thành.

Sôi nổi hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân

Sôi nổi hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân

(GLO)- Ngày 27-4, chuỗi hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2025 đã được tổ chức, qua đó nêu cao vai trò “người bạn đồng hành” tin cậy, chỗ dựa vững chắc của tổ chức Công đoàn đối với đoàn viên, người lao động trên địa bàn tỉnh.