Năm 2023 tỉnh đã tổ chức đánh giá, công nhận cho 121 sản phẩm OCOP

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2023, tỉnh đã tổ chức đánh giá, ban hành quyết định công nhận cho 121 sản phẩm OCOP (98 sản phẩm mới, 23 sản phẩm đánh giá lại).

Theo đó nâng tổng số sản phẩm được công nhận của toàn tỉnh đến nay là 409 sản phẩm. Trong đó, có 104 sản phẩm đã hết thời hạn công nhận OCOP và 305 sản phẩm còn hiệu lực (41 sản phẩm 4 sao và 264 sản phẩm 3 sao). Cụ thể, nhóm thực phẩm 271 sản phẩm; nhóm đồ uống 9 sản phẩm; nhóm dược liệu và sản phẩm từ dược liệu 21 sản phẩm; nhóm thủ công mỹ nghệ 3 sản phẩm; nhóm sinh vật cảnh 1 sản phẩm. Với 161 chủ thể, gồm: 30 doanh nghiệp, 40 hợp tác xã, 91 cơ sở, hộ sản xuất kinh doanh; có 92/220 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh có sản phẩm đạt OCOP cấp tỉnh.

Hội đồng đánh giá sản phẩm OCOP huyện Krông Pa đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2023. Ảnh: Lê Nam

Hội đồng đánh giá sản phẩm OCOP huyện Krông Pa đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2023. Ảnh: Lê Nam

Ngoài ra, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Quyết định số 743/QĐ-UBND về việc phê duyệt kết quả chấm điểm các sản phẩm có tiềm năng 5 sao (từ 90 đến 100 điểm) thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2023 và đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP cấp quốc gia năm 2023 với 4 sản phẩm gồm: bộ sản phẩm hạt điều rang củi Hải Bình, đường vàng-đường An Khê, đường kính trắng-đường An Khê, đường tinh luyện-đường An Khê.

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.