Mỹ lắp tên lửa siêu thanh cho tàu khu trục: Mối nguy lớn cho Trung Quốc?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cuộc chạy đua giữa Trung Quốc và Mỹ để phát triển lực lượng hải quân có năng lực hơn ​​sẽ tiếp tục gay gắt, giữa lúc Washington lên kế hoạch trang bị cho các tàu khu trục loại tên lửa siêu thanh có tốc độ nhanh hơn tên lửa chống hạm siêu thanh của Trung Quốc.

Mỹ có kế hoạch trang bị tên lửa siêu thanh cho các tàu khu trục. Ảnh: Hải quân Mỹ
Mỹ có kế hoạch trang bị tên lửa siêu thanh cho các tàu khu trục. Ảnh: Hải quân Mỹ

Động thái lắp đặt các vũ khí tối tân được đưa ra sau khi hồi đầu tháng 10, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cho biết Hải quân Mỹ sẽ cần hơn 500 tàu để đảm bảo ưu thế trên biển so với Trung Quốc trong những thập kỷ tới.

Theo trang tin quân sự Defense News, cố vấn an ninh quốc gia Robert O’Brien nói rằng Mỹ sẽ trang bị tên lửa siêu thanh cho các tàu ngầm tấn công và tàu khu trục nhằm ngăn chặn mối đe dọa đang gia tăng từ Trung Quốc ở Thái Bình Dương.

Defense News cũng đưa tin hơn 60 tàu khu trục sẽ được trang bị vũ khí có khả năng di chuyển với tốc độ gấp 5 lần tốc độ âm thanh.

Ông O’Brien cho biết trong một sự kiện ở xưởng đóng tàu hải quân Portsmouth ở bang New Hampshire: "Chương trình Tấn công nhanh chóng bằng vũ khí thông thường của hải quân sẽ cung cấp tên lửa siêu thanh để giữ các mục tiêu có nguy cơ từ tầm xa hơn".

Trong khi đó, Trung Quốc đang hiện đại hóa hải quân của mình, vốn sở hữu nhiều tên lửa đạn đạo chống hạm và tên lửa hành trình. Theo báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ công bố vào tháng trước, hải quân Trung Quốc đã trở thành "một lực lượng quân sự đáng gờm trong các vùng biển gần của Trung Quốc" và là "thách thức đầu tiên mà Hải quân Mỹ phải đối mặt kể từ khi kết thúc Chiến tranh lạnh".

Ông Timothy R. Heath, chuyên gia nghiên cứu cấp cao của Tổ chức RAND - Mỹ, nhận định việc trang bị tên lửa siêu thanh trên các tàu hải quân Mỹ sẽ làm tăng đáng kể khả năng sống sót và tấn công các tàu khác và các mục tiêu trên bộ.

Ông Heath nói: "Các tên lửa chống hạm hiện tại phóng từ các tàu khu trục của Hải quân Mỹ có thể đạt khoảng cách 300-560 km. Tên lửa siêu thanh sẽ tăng đáng kể phạm vi tấn công, lên đến hàng trăm hoặc có lẽ hàng ngàn dặm. Việc bắn hạ các hệ thống chống tên lửa cũng cực kỳ khó khăn do tốc độ của đầu đạn. Ưu thế của hải quân Mỹ trong cuộc xung đột với Trung Quốc là các tàu của Mỹ sẽ có thể nhắm mục tiêu vào các tàu Trung Quốc hoạt động gần bờ biển của Trung Quốc".

 

 Tên lửa DF-17 xuất hiện trong Lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm Quốc khánh Trung Quốc năm 2019. Ảnh: Sohu
Tên lửa DF-17 xuất hiện trong Lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm Quốc khánh Trung Quốc năm 2019. Ảnh: Sohu


Nhà phân tích quân sự Tống Trung Bình tại Hồng Kông cho rằng hải quân Trung Quốc sẽ đối mặt với mối đe dọa lớn một khi Hải quân Mỹ triển khai vũ khí siêu thanh trên các tàu khu trục và điều đó chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc theo dõi chặt chẽ.

Ông Tống nói: "Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp như trang bị hệ thống vũ khí tầm gần Type 730 và các biến thể siêu thanh của tên lửa hành trình YJ-18 cho các tàu hải quân, cải tiến tên lửa đất đối không để đánh chặn các mục tiêu đang bay tới".

Trung Quốc cũng triển khai một số tên lửa siêu thanh DF-17, được mệnh danh là "kẻ bất bại", một loại tên lửa đạn đạo được thiết kế mang thiết bị bay siêu thanh. Với tầm bắn tối đa 2.500 km, tên lửa DF-17 lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc duyệt binh mừng quốc khánh Trung Quốc vào ngày 1-10-2019.


Cây bút Michael Fabey của tạp chí Jane’s cho rằng kế hoạch trang bị tên lửa siêu thanh cho các tàu khu trục của Mỹ là quá sớm và còn rất nhiều việc phải làm tăng tính khả thi của kế hoạch.

Trong khi đó, ông Malcolm Davis, nhà phân tích cấp cao tại Viện Chính sách Chiến lược Úc nhận xét kế hoạch của Mỹ cho thấy Mỹ đang đứng sau Trung Quốc và Nga về vũ khí siêu thanh và dường như họ đang cố gắng bắt kịp. Bên cạnh đó, ông Davis nói rằng Mỹ cũng cần tăng cường năng lực tình báo, giám sát và trinh sát.


Theo H.Bình (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

(GLO)- Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) được đánh giá là một những điển hình về tăng gia sản xuất trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Nhờ tăng gia sản xuất hiệu quả, đơn vị đã nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho bộ đội, đảm bảo quân số khỏe phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

(GLO)- Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã An Khê chủ động tham mưu giúp Thị ủy, UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và làm tốt công tác dân vận, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh sẽ giao 2.650 công dân cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp đã triển khai chặt chẽ các khâu, các bước, nhất là khám sức khỏe với phương châm “tuyển người nào chắc người đó“.
Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

(GLO)- Ngày 29-11, Thành ủy Pleiku tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới“. Đồng chí Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố cùng các đồng chí Thường trực Thành ủy Pleiku đồng chủ trì hội nghị.