"Mướt mắt" xem vườn rau mầm "5 không" thu lợi hàng tỷ đồng mỗi năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chỉ với diện tích gần 1 ha, mô hình rau mầm “5 không” của cha con ông Lê Văn Bạo và Lê Văn Tuấn ở xã Xuân Thới Sơn (huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh) mang lại doanh thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm.

 Ông Lê Văn Bạo (giữa) giới thiệu quy trình sản xuất rau mầm theo hướng hữu cơ
Ông Lê Văn Bạo (giữa) giới thiệu quy trình sản xuất rau mầm theo hướng hữu cơ


Với diện tích gần 1ha, trong đó, ông Bạo dành 2.000 m2 trồng rau mầm và 6.000 m2 trồng rau ăn lá theo phương pháp truyền thống, phần còn lại cho dành cho nhà sơ chế và văn phòng. Nơi đây đang áp dụng mô hình chất lượng VietGAP theo hướng hữu cơ.

Nhiệt độ tốt nhất cho rau phát triển là từ 25-27 độ C. Khi nhiệt độ bên ngoài cao, ông Bạo sử dụng hệ thống phun sương và máy quạt thông gió để điều tiết nhiệt độ, độ ẩm trong khu trang trại.

Đặc biệt, mầm cải khi đêm xuống nhiệt độ hạ thấp, độ ẩm cao dẫn đến nhiều nấm và lây lan rất nhanh, vì vậy, phải có biện pháp cân bằng nhiệt độ, tránh nấm gây hại cho rau bằng cách lắp đặt quạt xung quanh xưởng để tạo gió, giúp trang trại thông thoáng.

 

 Chỉ với trang trại gần 1ha, gia đình ông Bạo thu mỗi năm hơn 4 tỷ đồng từ việc trồng rau
Chỉ với trang trại gần 1ha, gia đình ông Bạo thu mỗi năm hơn 4 tỷ đồng từ việc trồng rau


Hạt giống sẽ được chọn mua từ những cơ sở có uy tín, được đưa đi kiểm định nhằm đảm bảo chất lượng, độ nảy mầm của hạt giống cũng như kiểm soát các chất bảo quản tẩm ướp trong hạt giống trước khi gieo

Trung bình mỗi khay rau cho ra khoảng 1kg rau mầm sau từ 5 đến 7 ngày gieo trồng, giá bán trung bình 40.000 đồng/kg rau cải, 60.000 đồng/kg rau muống. Doanh thu mang lại khoảng 4,3 tỷ đồng mỗi năm.

Trang trại của ông cũng tạo công ăn việc làm cho hơn 10 lao động địa phương với mức thu nhập 5 triệu đồng mỗi người/tháng.
 

 Sơ chế rau mầm tại trang trại HB
Sơ chế rau mầm tại trang trại HB


Anh Lê Văn Tuấn (con trai ông Bạo) cho biết, trang trại HB tận dụng nguồn xơ dừa có nhiều ở miền Nam và kết hợp với chế phẩm sinh học tự tạo gồm đường hòa tan với nước máy để làm giá thể trồng rau mầm. Phương pháp này vừa tiết kiệm được chi phí, nhân công vừa bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm là yếu tố để tạo ra cây rau mầm phát triển khỏe mạnh.

Ngoài ra, việc sử dụng chế phẩm sinh học pha với nước máy có thể giúp kiểm soát thành phần và chất lượng giá thể trồng rau.

 

Sản phẩm của HB cung cấp cho siêu thị, nhà hàng cao cấp và các trường học trong vùng
Sản phẩm của HB cung cấp cho siêu thị, nhà hàng cao cấp và các trường học trong vùng


Bên cạnh đó một yếu tố quyết định, theo ông Bạo, là kết hợp với hạt giống được nhập khẩu từ New Zealand độ an toàn và năng suất rất cao, tỷ lệ nảy mầm trên 90% kết hợp với nguồn nước sạch.

Theo Danviet

Có thể bạn quan tâm

Bộ Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ Lâm Đồng kiểm soát chất lượng sầu riêng xuất khẩu

Bộ Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ Lâm Đồng kiểm soát chất lượng sầu riêng xuất khẩu

Căn cứ văn bản đề nghị của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc hỗ trợ địa phương kiểm soát chất lượng sản phẩm sầu riêng phục vụ xuất khẩu niên vụ năm 2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc phối hợp triển khai hỗ trợ tỉnh Lâm Đồng.

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

(GLO)- Sau gần 6 năm chuyển đổi từ trồng rau màu sang trồng ổi Ruby, gia đình chị Nguyễn Thị Yến (làng Jro Ktu Đak Yang, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) đã có thu nhập ổn định. Với việc áp dụng kỹ thuật canh tác theo hướng hữu cơ, sản phẩm ổi của chị cũng đã được chứng nhận đạt OCOP 3 sao.

Các thương hiệu cà phê của Gia Lai được trưng bày, giới thiệu tại nhiều điểm bán hàng OCOP. Ảnh: V.T

Xây dựng thương hiệu: Đòn bẩy để nông sản vươn xa

(GLO)- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một bước quan trọng trong phát triển bền vững và là đòn bẩy để nông sản vươn xa. Sự thành công trong xây dựng thương hiệu không chỉ giúp tăng giá trị cho sản phẩm mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp trong tương lai.

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Nhờ chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai có những chuyển biến tích cực khi không để xảy ra cháy rừng và xuất hiện điểm “nóng” hay những vụ việc nổi cộm.