Mưa lớn gây thiệt hại hơn 4,5 tỷ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thông tin từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai) cho hay, từ ngày 14 đến 19-7, tại một số địa phương xuất hiện mưa lớn gây thiệt hại về sản xuất nông nghiệp, thủy lợi, thủy sản… ước hơn 4,5 tỷ đồng.

Qua thông tin cung cấp từ Zalo và điện thoại đã có 3 địa địa phương trong tỉnh bị thiệt hại do mưa lớn. Cụ thể, tại huyện Chư Sê mưa lớn đã làm vỡ 3 đoạn kênh mương dài 620 m, gồm: 2 đoạn kênh đất dài 570 m và 1 đoạn kênh bê tông dài 50 m; lượng nước suối đổ về nhanh đã cuốn trôi 1 cầu tạm đang thi công và 17,5 ha lúa nước mới sạ. Tại huyện Krông Pa, mưa lớn kéo dài cũng gây thiệt hại 52,4 ha dưa hấu. Còn tại huyện Đức Cơ, mưa lớn cũng đã làm ngập 0,4 h a hồ nuôi cá và 16,3 ha lúa nước.

Ước thiệt hại sơ bộ do mưa lớn gây ra từ ngày 14 đến 19-7 là hơn 4,5 tỷ đồng. Hiện các địa phương đang tiếp tục kiểm tra thực tế để đánh giá mức độ thiệt hại.

Cầu tạm tại xã Bờ Ngoong (huyện Chư Sê) bị nước cuốn trôi. Ảnh: Nguyễn Diệp

Cầu tạm tại xã Bờ Ngoong (huyện Chư Sê) bị nước cuốn trôi. Ảnh: Nguyễn Diệp

Theo bản tin dự báo số TVHN-200/ GLAI ngày 19-7 của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên, mực nước trên lưu vực sông Ba và sông Ayun trong 24 giờ tới phổ biến từ 0,20- 0,50 m theo xu hướng giảm dần, riêng sông Ba đoạn qua thị xã An Khê mực nước ít biến đổi. Khả năng xuất hiện các hiện tượng thủy văn nguy hiểm trong thời hạn dự báo, cần đề phòng nguy cơ lũ quét trên các sông suối nhỏ, ngập úng cục bộ các vùng trũng thấp, sạt lở đất ở những vùng đất dốc và sườn đồi…

Mưa lớn khiến nhiều phương tiện lưu thông trên quốc lộ 19-đoạn cầu tạm xã An Phú (TP.pleiku)-gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Nguyễn Diệp

Mưa lớn khiến nhiều phương tiện lưu thông trên quốc lộ 19-đoạn cầu tạm xã An Phú (TP.pleiku)-gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Nguyễn Diệp

Hiện tại, các cấp, ngành và địa phương đang tiếp tục theo dõi chặt chẽ thông tin, diễn biến của đợt mưa lớn để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Có thể bạn quan tâm

Anh Trần Minh Tuấn (thôn Phú Quang, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) chăm sóc các chậu hoa ngũ sắc của gia đình. Ảnh: Đ.L

Thu nhập khá từ hoa ngũ sắc

(GLO)- Từ những bụi cây ngũ sắc ngoài đồng, người nông dân Gia Lai đã tỉa tót, uốn nắn để chúng thành những chậu bonsai rực rỡ sắc màu đem lại thu nhập khá, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán.

Ảnh: V.T

Đặc sản Gia Lai hút khách dịp Tết

(GLO)- Thị trường đang rất sôi động khi chỉ còn chưa đầy 3 tuần nữa là đến Tết Ất Tỵ 2025. Năm nay, thị trường ghi nhận sự dịch chuyển rõ nét từ tiêu dùng bánh kẹo nhập khẩu sang dùng hàng sản xuất trong nước. Đặc biệt, đặc sản Gia Lai chiếm ưu thế trong thiết kế các giỏ quà tặng.

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Liên tiếp các lô hàng trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu bị nhiều nước nhập khẩu cảnh cáo vì không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hệ thống kênh nhánh dẫn nước tại thủy lợi Plei Keo về làng Vơng Chép (xã Ayun). Ảnh: N.D

Chư Sê chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới

(GLO)- Trước thông tin dự báo về thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cộng với việc công trình hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới cuối vụ Đông Xuân 2024-2025 nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.