Một ĐH Úc dừng nhận học sinh Việt Nam từ 5 tỉnh, thành?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tiếp nối động thái từ Sở Giáo dục New South Wales, một ĐH ở bang này gần đây đã ra quy định mới, cho biết dừng nhận học sinh Việt Nam từ 5 tỉnh, thành nhưng sẽ có ngoại lệ với một số trường hợp.

Thành phố biển Wollongong, Úc nơi ĐH Wollongong tọa lạc. ẢNH: PEXELS
Thành phố biển Wollongong, Úc nơi ĐH Wollongong tọa lạc. ẢNH: PEXELS

Hồi tháng 8, nhiều công ty du học là đối tác của ĐH Wollongong (UOW, tọa lạc ở bang New South Wales, Úc) nhận thông báo về một số cập nhật quan trọng liên quan đến quy trình đánh giá người học chân chính (GS) của đơn vị này với thị trường Việt Nam, hoặc dễ hiểu hơn là các thay đổi trong cách xét hồ sơ. Quyết định có hiệu lực từ 15.8 cho đến khi có thông báo mới.

Theo đó, trong khi vẫn tiếp nhận sinh viên từ các tỉnh thành khác của Việt Nam, UOW và trường CĐ liên kết với UOW (UOWC) sẽ dừng nhận hồ sơ ứng tuyển của sinh viên từ 5 tỉnh, thành được xác định là có rủi ro cao (high risk) là Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Hải Dương.

UOW và UOWC cũng sẽ không cung cấp lộ trình học tiếng Anh kết hợp với khóa học chuyên môn cho sinh viên Việt Nam nói chung, ngoại trừ các bạn đến từ TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng. Và trường có thể xét GS ngay trong giai đoạn ứng viên nhận thư mời nhập học có điều kiện, nếu điều kiện đó liên quan đến học thuật, như chờ bảng điểm lớp 12 hay bằng ĐH, để đẩy nhanh tiến trình xét hồ sơ của sinh viên.

Là một trong những đơn vị nhận được thông báo trên, thạc sĩ Lù Thị Hồng Nhâm, Giám đốc Công ty tư vấn du học và dịch thuật Đức Anh, trao đổi với phóng viên Thanh Niên ngày 20.10, khẳng định rằng quy định dừng nhận học sinh từ 5 tỉnh, thành của UOW tuy đã chính thức được áp dụng nhưng không phải cho tất cả. Bởi, trường vẫn dành chỗ cho sinh viên từ 5 tỉnh, thành nêu trên nếu các bạn có kết quả học tập tốt, tài chính đầy đủ và minh bạch, ý định học tập nghiêm túc…

Ngay tuần trước, một sinh viên đến từ miền Trung của công ty được cấp visa du học, dù sinh viên đăng ký lộ trình học khóa dự bị ĐH liên thông lên ĐH, vốn được xét duyệt khó hơn so với vào thẳng ĐH. “Chúng tôi biết không trường nào từ chối những người học xuất sắc nên điều chúng tôi quan tâm nhất là cá nhân các bạn ấy có thực sự đủ năng lực để du học Úc hay không, chứ không phân biệt quê quán của các bạn”, bà Nhâm chia sẻ.

Theo bảng xếp hạng ĐH thế giới năm học 2024-2025 của tổ chức QS (Anh), UOW xếp thứ 12 tại Úc, đồng hạng 167 trên thế giới. Trường hiện có 458 chương trình ĐH và 157 chương trình sau ĐH, theo QS.

Động thái của UOW diễn ra trong bối cảnh Úc thời gian qua liên tục thắt chặt nhiều quy định liên quan đến visa du học và quyền làm việc sau tốt nghiệp và mới đây nhất là đề xuất áp trần tuyển sinh từ đầu năm 2025. Điều này khiến không ít phụ huynh lẫn người học hoang mang, nhưng theo các chuyên gia du học, đây chính là bước đi nhằm bảo vệ và nâng cao trải nghiệm học tập cho những du học sinh thật sự muốn tới Úc để học.

“Về bản chất, Úc ‘siết’ quy định với những ứng viên không đủ nghiêm túc nhưng mở nhiều cơ hội với ứng viên đủ điều kiện du học, chứ không gây khó dễ cho tất cả. Thực tế, Úc rất khuyến khích du học sinh nghiêm túc đến nước này, thể hiện qua việc giản lược giấy tờ cho sinh viên quốc tế, thậm chí có nhiều loại thị thực khuyến khích các bạn ở lại làm việc sau khi tốt nghiệp”, bà Nhâm phân tích.

Vì thế, nữ giám đốc nhận định các thay đổi gần đây của chính phủ Úc là tốt và tích cực. Để chắc suất vào các trường Úc, nhất là để vào những cơ sở giáo dục hàng đầu, bà Nhâm cũng khuyên du học sinh Việt cần học tốt, chuẩn bị tốt cả về ngoại ngữ lẫn tài chính, đặc biệt là minh bạch tài chính; và tự tin thực hiện hồ sơ du học vì việc cạnh tranh không hề khó do nhiều bạn không nghiêm túc, không đủ điều kiện đã tự rút lui.

Trước đó, Sở Giáo dục New South Wales hồi tháng 3 cũng thông báo sẽ dừng nhận học sinh Việt Nam từ 4 tỉnh Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ninh đến học bậc phổ thông công lập. Trao đổi với Thanh Niên vào giữa tháng 9, một đại diện từ Sở Giáo dục New South Wales cho biết quy định này vẫn còn áp dụng cho đến khi có thông báo mới.

Theo thống kê từ Bộ Giáo dục Úc, đến tháng 7.2024, có 793.335 sinh viên quốc tế theo học các khóa ở Úc. Trong đó, Việt Nam có 36.221 người, xếp thứ 5. Tại các trường hàng đầu, số lượng sinh viên và nghiên cứu sinh người Việt chiếm tỷ lệ đáng kể, khoảng 600 người ở ĐH Melbourne, 400 người ở ĐH Adelaide, hay nằm trong top 10 về số du học sinh ở ĐH Queensland...

Theo Ngọc Long (TNO)

Có thể bạn quan tâm

"Bữa sáng yêu thương" do Đoàn phường Cheo Reo triển khai đã giúp các em học sinh nghèo thêm yêu trường, mến lớp, đi học chuyên cần. Ảnh: V.C

Mang "Bữa sáng yêu thương" đến với học sinh nghèo

(GLO)- Những “Bữa sáng yêu thương” do tuổi trẻ phường Cheo Reo (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) triển khai tại 2 điểm lẻ của Trường Mầm non Hoa Hồng đã và đang lan tỏa tình yêu thương, giúp các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên, tiếp tục gắn bó với trường lớp.

Tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn giao thông trước cổng trường

Tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn giao thông trước cổng trường

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai vẫn còn nhiều trường học có cổng ra vào nằm cạnh đường quốc lộ và tỉnh lộ, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông (ATGT) rất cao. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần triển khai các giải pháp nhằm hạn chế nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông liên quan đến học sinh.

Cô giáo Huỳnh Thị Cẩm Hồng: Kiên trì "ươm mầm" tri thức ở vùng khó

Cô giáo Huỳnh Thị Cẩm Hồng: Kiên trì "ươm mầm" tri thức ở vùng khó

(GLO)- Suốt 7 năm công tác tại điểm trường làng Châu (Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Nguyễn Khuyến, xã Chư Krêy, huyện Kông Chro), cô Huỳnh Thị Cẩm Hồng luôn vượt khó kiên trì bám lớp. Càng thương học trò, cô càng quyết tâm "ươm mầm" tri thức, giúp các em có một tương lai tươi sáng hơn.

Trường học hạnh phúc

Trường học hạnh phúc

Một “trường học hạnh phúc”, không chỉ ở trường lớp khang trang, cảnh quan đẹp, trang thiết bị hiện đại, mà quan trọng nhất, phải là nơi học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên thấy an toàn, được yêu thương, tôn trọng, hăng say giảng dạy và học tập.

Hun hút giữa mây ngàn

Hun hút giữa mây ngàn

Bám trường lớp ở những nóc heo hút, nhiều thầy cô giáo gần như gởi cả thanh xuân theo cuộc hành trình. Đầu tuần, những người trẻ lầm lụi ôm ba lô ngược núi. Họ như mất hút cho tới cuối tuần, mới có thể ra nơi có sóng điện thoại.

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Sau gần 30 năm đưa vào sử dụng, điểm trường Phú Quý thuộc Trường Tiểu học số 2 Bình Châu (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) hiện xuống cấp nghiêm trọng, tường bong tróc, nứt toác… chờ sập. Hàng trăm học sinh và giáo viên thấp thỏm, lo âu vừa học vừa run.

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.