Món quà quê tại Hội cầu Huê ở An Khê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 1 và 2-2 (nhằm ngày mùng 4 và mùng 5 Tết Ất Tỵ 2025), thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội Cầu Huê tái hiện lại phiên chợ xưa với những sạp bán hàng hóa, món quà quê.

Năm nay, Hội Cầu Huê-phiên chợ xưa thu hút 53 sạp hàng của các cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh ở thị xã An Khê. Các sạp hàng được dựng bằng tre, nứa, lá để giống với chợ quê và giới thiệu hàng trăm món quà quê, nước uống, nông sản của địa phương.

ruou-ghe-com-lam-am-thuc-dac-trung-cua-nguoi-dan-toc-thieu-so-tai-an-khe-duoc-gioi-thieu-quang-ba-tai-phien-cho-kinh-thuong-anh-ngoc-minh.jpg
Rượu ghè, cơm lam-ẩm thực đặc trưng của người dân tộc thiểu số tại An Khê được giới thiệu, quảng bá tại Hội Cầu Huê. Ảnh: Ngọc Minh

Sạp hàng của chị Nguyễn Thị Bích Ly (tổ 2, phường Tây Sơn, thị xã An Khê), ngoài bày bán nhiều loại nông sản như đậu xanh, đậu đỏ, gạo, tinh bột nghệ, bột sắn dây, hoa đu đủ đực ngâm mật ong, tắc ngâm mật ong do gia đình chế biến, sản xuất, trồng trọt, chị Ly còn bán thêm rượu ghè, mật ong rừng, thảo dược, muối…, để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân.

Từng món hàng được chị Ly đóng gói cẩn thận, bày biện ngay ngắn. Giá bán các loại sản phẩm dao động từ vài ngàn đồng đến vài trăm ngàn đồng.

voi-y-nghia-mang-lai-nhieu-may-man-tot-lanh-dau-do-la-mot-trong-nhung-mat-hang-ban-chay-dau-nam-tai-phien-cho-anh-ngoc-minh.jpg
Với ý nghĩa mang lại nhiều may mắn, tốt lành, đậu đỏ là một trong những mặt hàng bán chạy tại Hội Cầu Huê. Ảnh: Ngọc Minh

Chỉ bì đậu đỏ nhỏ xinh, chị Ly bảo 5.000 đồng/bì, đậu xanh, muối hột 5 ngàn đồng/bì. Đậu đỏ, đậu xanh không chỉ là loại thực phẩm bổ dưỡng mà còn có ý nghĩa mang lại may mắn, tốt lành, đỗ đạt. Theo quan niệm, muối có ý nghĩa trong tình cảm, mang đến sự mặn mà, gắn kết các thành viên trong gia đình, sự hòa thuận giữa vợ chồng, con cái và hạnh phúc tròn đầy. Đầu năm, những món hàng này, người dân chỉ mua tượng trưng, cầu may mắn, sung túc, bình an cho gia đình nên không mua nhiều.

“Tham gia phiên chợ, tôi quảng bá nông sản của địa phương đến với du khách gần xa và mong muốn qua các món hàng hóa sẽ đem tới niềm vui, hạnh phúc, may mắn đến với tất cả mọi người”-chị Ly nói.

gian-hang-cua-chi-nguyen-thi-bich-ly-to-2-phuong-tay-son-thi-xa-an-khe-bay-ban-nhieu-loai-nong-san-cua-dia-phuong-anh-ngoc-minh.jpg
Sạp hàng của chị Nguyễn Thị Bích Ly (tổ 2, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) bày bán nhiều loại nông sản của địa phương. Ảnh: Ngọc Minh

Sạp hàng của ông Vũ Văn Chiến (tổ 13, phường An Phú) là 2 chiếc bàn nhỏ, bày dày đặc tò he hình các con vật, bông hoa, những nhân vật hoạt hình, màu sắc sặc sỡ bắt mắt, thu hút rất đông khách hàng “nhí”. Ông Chiến cho biết: Tò he là món đồ chơi dân gian và được xem như những tác phẩm nghệ thuật có sức hấp dẫn với nhiều người, nhất là trẻ em. Mỗi con tò he được bán ra sẽ lan tỏa tình yêu với mọi người về món đồ chơi dân gian, giúp ông duy trì, gìn giữ nghề truyền thống và mang lại thu nhập cho gia đình.

“Bình thường tôi nặn và bán tò he tại các cổng trường học trên địa bàn thị xã. Dịp Tết, tôi bày bán tò he tại phiên chợ. Mỗi con tò he tôi bán 20 ngàn đồng, bằng với giá ngày thường. Qua 2 ngày tham gia Hội Cầu Huê, tôi bán hơn 100 con tò he, nhiều hơn so với ngày thường”-ông Chiến phấn khởi chia sẻ.

img-2632.jpg
Qua 2 ngày tham gia Hội Cầu Huê, ông Vũ Văn Chiến (tổ 13, phường An Phú) bán hơn 100 con tò he. Ảnh: Ngọc Minh

Được bố mẹ mua cho 4 tò he, em Nguyễn Ngọc Hà Nhi (SN 2012 ở phường Nghĩa Chánh, TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) hồ hởi nói: Em sẽ để bông hoa hồng đỏ, nhân vật Elsa, Anna trong bộ phim hoạt hình Nữ hoàng băng giá ở bàn học của 2 chị em. Các tò he rất đẹp, từng chi tiết sống động như thật. Em sẽ bảo quản các tò he thật tốt để chơi được lâu hơn.

“Phiên chợ rất đông vui có nhiều trò chơi dân gian và món đồ em thích. Ngoài tò he, ba mẹ em còn xin chữ bình an, để cuộc đời em luôn bình an. Em rất thích phiên chợ”-Nhi thổ lộ.

rat-dong-nguoi-dan-xin-chua-mong-muon-ca-mot-nam-may-man-binh-an-anh-ngoc-minh.jpg
Rất đông người dân xin chữ-món quà đầu năm, mong muốn may mắn, bình an. Ảnh: Ngọc Minh

Chị Nguyễn Thị Phượng (thôn 1, xã Thành An) bộc bạch: “Mùng 4 Tết, tôi và mấy chị em trong xóm dự lễ kỷ niệm 254 năm khởi nghĩa Nông dân Tây Sơn (1771-2025), 236 năm Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa (1789-2025) và tham quan, mua sắm tại phiên chợ. Chúng tôi đã thưởng thức món cơm lam, thịt nướng thơm ngon và mua nhiều hàng hóa. Riêng tôi đã mua bì muối, ký lúa, ký bắp, mong ước năm mới no đủ, sung túc, sản xuất phát triển, làm ăn thắng lợi”.

moi-nguoi-den-tham-gia-le-hoi-deu-mua-mot-mon-va-hao-huc-mang-loc-ve-nha-anh-ngoc-minh.jpg
Tham gia Hội Cầu Huê, người dân mua quà và háo hức mang lộc về nhà. Ảnh: Ngọc Minh

Đầu năm, tham quan, mua sắm tại phiên chợ, mỗi người, mỗi nhà không chỉ chọn mua món đồ ưng ý mà còn gửi gắm niềm tin, mong ước cho gia đình một năm mới an khang, thịnh vượng, sung túc, đủ đầy. Đây chính là nét đẹp của phiên chợ đầu xuân cũng như của người Việt vùng Tây Sơn Thượng.

Theo thống kê, qua 2 ngày tổ chức, Hội Cầu Huê thu hút khoảng 60.000 lượt người dân đến vui chơi, tham quan và mua sắm.

dong-dao-nguoi-dan-va-du-khach-tham-quan-mua-sam-tai-phien-cho-kinh-thuong-trong-hoi-cau-hue-anh-ngoc-minh.jpg
Đông đảo người dân và du khách đến vui chơi, tham quan, mua sắm tại Hội Cầu Huê ở An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Trao đổi với P.V, bà Lê Thị Hồng Minh-Phó Chủ tịch UBND thị xã An Khê cho biết: Cùng với tổ chức các hoạt động vui Xuân, đón Tết Ất Tỵ, thị xã tổ chức Hội Cầu Huê. Hội Cầu Huê là lễ hội truyền thống của người Việt tại vùng An Khê nhằm cầu mong mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an; tái hiện phiên chợ xưa qua các chòi, sạp mua bán, trao đổi hàng hóa, thể hiện tình đoàn kết Kinh-Thượng trong buổi đầu người Việt lên Tây Nguyên lập nghiệp với nhiều hoạt động thú vị như: Hát cầu Huê, biểu diễn võ thuật, trình diễn cồng chiêng, các trò chơi dân gian. Thông qua phiên chợ để người dân trên địa bàn và du khách đến vui chơi, tham quan, mua sắm các sản vật, đặc sản của địa phương. Thời gian tới, thị xã tiếp tục duy trì tổ chức và nâng tầm phiên chợ nói riêng, Hội Cầu Huê nói chung.

Có thể bạn quan tâm

Bình dị ngày Tết ở làng

Bình dị ngày Tết ở làng

(GLO)- Không rộn ràng, tấp nập, mùng 3 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ở các làng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc xã Ia Băng (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) nhẹ nhàng, bình dị song vẫn đong đầy yêu thương.

Năm mới nghe lính nhà giàn DK1 kể chuyện đón Tết

Năm mới nghe lính nhà giàn DK1 kể chuyện đón Tết

(GLO)- Trên “pháo đài thép” giữa trùng khơi, những người lính Nhà giàn DK1 đang ngày đêm giữ sự bình yên biển, đảo quê hương. Đêm Giao thừa dù không có màn bắn pháo hoa như ở đất liền nhưng tất cả anh em trên nhà giàn cùng nắm tay nhau ca hát, trao lời chúc Tết và phong bao lì xì đầu năm mới...

Chuyện chưa kể về du kích Puih Glớ

Chuyện chưa kể về du kích Puih Glớ

(GLO)- Qua lời kể của Đại tá Phan Anh Tuấn-nguyên Phó Chỉ huy trưởng về Chính trị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai-Kon Tum, nguyên Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Gia Lai, chúng ta hiểu thêm về chiến công của du kích Puih Glớ, người đã hạ máy bay Mỹ trong thời kỳ chiến tranh.

Hội xuân Tết ấm 2025 mang niềm yêu thương trọn vẹn đến Làng trẻ em SOS Pleiku

Hội xuân Tết ấm 2025 mang niềm yêu thương trọn vẹn đến Làng trẻ em SOS Pleiku

(GLO)- Chiều tối ngày 30-1 (mùng 2 Tết Ất Tỵ 2025), Làng trẻ em SOS Pleiku (phường Yên Thế, TP. Pleiku) trở nên rộn ràng và ấm áp hơn nhờ buổi gặp mặt đầu xuân Ất Tỵ và Hội Xuân Tết Ấm 2025. Chương trình mang đến nhiều hoạt động vui chơi ý nghĩa dành cho 123 em nhỏ trong ngày đầu năm mới.

TP Pleiku: Quán ăn bán xuyên Tết, đón lộc buôn bán may mắn đầu năm

TP Pleiku: Quán ăn bán xuyên Tết, đón lộc buôn bán may mắn đầu năm

(GLO)- Thay vì chọn nghỉ ngơi dịp Tết, nhiều quán ăn tại TP Pleiku đã mở cửa phục vụ xuyên Tết vừa để đáp ứng nhu cầu ăn ngon ngày Tết kết hợp trải nghiệm ẩm thực đa dạng vùng miền của khách hàng, vừa tranh thủ đón lộc buôn bán may mắn ngay từ ngày đầu, tháng đầu năm mới Ất Tỵ 2025.

Buôn làng “thay da đổi thịt”

Buôn làng “thay da đổi thịt”

(GLO)- Thực hiện Chỉ thị số 13 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh Gia Lai đã phân công 20 sở, ban, ngành tiến hành kết nghĩa với 17 thôn, làng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. Sự gắn kết, hỗ trợ chí nghĩa, chí tình của các đơn vị đã giúp buôn làng "thay da đổi thịt" từng ngày.

Sẻ chia với bệnh nhân nghèo dịp Tết

Sẻ chia với bệnh nhân nghèo dịp Tết

(GLO)- Vì bệnh tật nên nhiều người phải nằm điều trị tại các bệnh viện ở tỉnh Gia Lai trong dịp Tết. Thấu hiểu và sẻ chia với bệnh nhân, nhiều nhà hảo tâm, Mạnh Thường Quân đã đến thăm hỏi, động viên, tặng quà đã làm ấm lòng bệnh nhân những ngày Tết đến, Xuân về.

Ngôi nhà chung của những người đam mê bonsai

Ngôi nhà chung của những người đam mê bonsai

(GLO)- Vừa qua, Câu lạc bộ (CLB) Bonsai cây cảnh nghệ thuật Gia Lai được thành lập theo Quyết định số 681/QĐ-UBND ngày 7-11-2024 của UBND tỉnh. Đây được xem là “ngôi nhà chung” của những người đam mê loại hình nghệ thuật bonsai.

Nhiều cơ hội việc làm dịp Tết

Nhiều cơ hội việc làm dịp Tết

(GLO)- Những ngày này, nhiều cơ sở kinh doanh tăng cường tìm kiếm lao động thời vụ để đáp ứng nhu cầu khách hàng tăng mạnh trong dịp Tết Ất Tỵ 2025. Đây cũng là cơ hội để người lao động kiếm thêm thu nhập.

Ngày hội Xuân đoàn kết-Tết sum vầy ở làng Tung Breng

Ngày hội Xuân đoàn kết-Tết sum vầy ở làng Tung Breng

(GLO)- Chiều 21-1, tại làng Tung Breng (xã Ia Krăi, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai), Công ty 715 (Binh đoàn 15) tổ chức Ngày hội “Xuân đoàn kết-Tết sum vầy”, “Gian hàng 0 đồng” phục vụ người lao động, bà con nhân dân vùng biên giới dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.