Mổ lấy hơn 400 viên sỏi trong túi mật của nữ bệnh nhân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ê-kíp bác sĩ Khoa Ngoại tổng hợp của Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ vừa phẫu thuật, cắt thành công túi mật chứa hơn 400 viên sỏi cho nữ bệnh nhân 44 tuổi nhập vào bệnh viện này để điều trị.

Bà Nguyễn Thị S. (ngụ thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) phát hiện bị sỏi túi mật từ lâu nhưng do tâm lý sợ mổ nên chỉ uống thuốc điều trị nhưng không hiệu quả. Gần đây, bà S. có triệu chứng ăn chậm tiêu, hay đau hạ sườn, uống thuốc vẫn không giảm. Sáng 4-4, bà S. có triệu chứng đau bụng quằn quại nên buộc phải nhập viện. Qua khám lâm sàng, siêu âm bụng, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm túi mật do sỏi nên chỉ định mổ cấp cứu.

Hơn 400 viên sỏi trong túi mật của bệnh nhân S. được ê-kip bác sĩ phẫu thuật lấy ra thành công.

Hơn 400 viên sỏi trong túi mật của bệnh nhân S. được ê-kip bác sĩ phẫu thuật lấy ra thành công.

TS.BS La Văn Phú-Trưởng khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ-phẫu thuật viên chính cho biết: Trong khoảng 30 phút, ê-kíp phẫu thuật đã cắt thành công túi mật bằng phương pháp nội soi. Kiểm tra túi mật có hơn 400 viên sỏi, kích thước mỗi viên 2-10 mm. Hiện, bệnh nhân đang hồi phục tốt.

TS.BS La Văn Phú cho biết, nếu để lâu ngày, sỏi túi mật có nguy cơ gây biến chứng nặng như hoại tử túi mật do sỏi kẹt cổ hoặc sỏi di chuyển xuống ống mật chủ gây biến chứng nặng nề, có thể tử vong.

HUỲNH LÊ (baocantho.com.vn; cand.com.vn)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.