Mô hình trồng hoa ly mang lại hiệu quả cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hoa ly là loài hoa được nhiều người ưa chuộng để trưng trong những dịp lễ, Tết. Đây là loài hoa khó trồng, chỉ phù hợp với những vùng có khí hậu lạnh như Lâm Đồng hoặc những vùng có điều kiện tự nhiên tương tự.

Ít ai biết rằng, tại tổ dân phố 15, phường Khánh Xuân (TP. Buôn Ma Thuột) có một nông dân trồng thành công hoa ly với vườn hoa rộng cả héc-ta gồm nhiều loại hoa ly.

Anh Phạm Văn Hiển, chủ vườn hoa ly cho biết anh đã trồng hoa ly tại TP. Buôn Ma Thuột từ 2 năm nay.

Để trồng thành công loài hoa này, anh Hiển đã nghiên cứu kỹ những phương thức thích ứng của cây với thổ nhưỡng địa phương. Mô hình hoa ly của anh Hiển không trồng trong môi trường nhà màng hay nhà kính như Đà Lạt mà chỉ trồng trên luống đất (hoa phục vụ thị trường Tết thì trồng trong chậu), bên trên khu vườn chỉ phủ một màng lưới đen cách mặt đất chừng 2 m song khu vườn vẫn cho năng suất, chất lượng không thua kém hoa ly Đà Lạt.

 

Anh Hiển (bên trái) dẫn khách tham quan vườn hoa ly.
Anh Hiển (bên trái) dẫn khách tham quan vườn hoa ly.


Anh Hiển chia sẻ, vào dịp Tết Nguyên đán, với diện tích khoảng 4.000 - 5.000 m2 trồng các loại hoa ly, với giá bán 120.000 đồng/chậu 3 cây và 180.000 đồng/chậu 5 cây, anh lãi từ 250 - 300 triệu đồng. Ngày thường, như hiện nay dù ảnh hưởng dịch COVID-19 nhưng anh Hiển vẫn duy trì sản xuất ổn định. Riêng diện tích 1.000 m2 trồng giống hoa cắt cành, anh gối vụ liên tục, sau khi trừ các chi phí, lãi khoảng 50 triệu đồng/tháng. Lượng hoa ly của gia đình anh Hiển sản xuất hiện mới đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu sử dụng tại địa phương, phần lớn hoa ly bán trên thị trường vẫn phải nhập từ Đà Lạt.

Để chủ động nguồn giống cho sản xuất, gia đình anh Hiển đã xây dựng một kho lạnh dự trữ củ giống hoa ly nhập khẩu và giống do anh tự nhân ra. Củ giống có thể bảo quản kho lạnh trong thời gian dài đến hai năm. Thời gian từ khi trồng củ giống vào đất đến thu hoạch hoa để bán chừng 50 ngày. Anh Hiển dự định trong thời gian tới sẽ tiếp tục nghiên cứu và phối hợp cơ quan chuyên môn tại địa phương để tổ chức triển khai sản xuất thêm nhiều giống hoa ly giá trị làm cơ sở nhân rộng tại địa phương..

Theo Cẩm Lai (baodaklak)

Có thể bạn quan tâm

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

(GLO)- Mặc dù mới “bén đất” Ia Pa (tỉnh Gia Lai) hơn 1 năm nay, song mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mang lại hiệu quả cao, mở ra cơ hội chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.