Mở “cánh cửa mới” cho nông nghiệp từ chuyển đổi số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hòa trong làn sóng chuyển đổi số (CĐS) đang lan rộng trên mọi lĩnh vực, nông nghiệp Gia Lai cũng dần thay đổi phương thức sản xuất và tiêu thụ.

Không chỉ mở rộng thị trường, tăng giá trị sản phẩm, việc đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử (TMĐT) giúp người nông dân chủ động hơn, giảm sự lệ thuộc vào thương lái.

1hh.png
Chuyển đổi số giúp nhiều khách hàng thay đổi góc nhìn với nông sản Gia Lai. Ảnh: T.N

Xác định CĐS là “chìa khóa” để gia tăng giá trị nông sản, tỉnh đã tích cực thúc đẩy phát triển TMĐT trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhiều hợp tác xã (HTX), hộ sản xuất và doanh nghiệp đang dần tiếp cận các nền tảng số, học cách livestream bán hàng, xây dựng thương hiệu cá nhân và mở rộng tệp khách hàng trên không gian mạng.

Tại huyện Kông Chro, HTX Nông nghiệp và dịch vụ Kông Yang là một trong những đơn vị điển hình trong việc tận dụng sàn TMĐT để tiêu thụ trái cây. Với sản phẩm nhãn T6 đạt chuẩn OCOP 3 sao, HTX từng bước loại bỏ khâu trung gian, bán trực tiếp trên sàn, tăng doanh thu lên hơn 2 tỷ đồng/năm, gấp 2-3 lần so với phương thức tiêu thụ truyền thống qua thương lái. Ông Trịnh Xuân Anh-Giám đốc HTX-chia sẻ: “Việc bán nông sản trên sàn TMĐT và qua các nền tảng mạng xã hội giúp các thành viên của HTX điều chỉnh kế hoạch sản xuất theo nhu cầu của thị trường và thị hiếu người tiêu dùng, vượt qua rào cản địa lý, tiết giảm chi phí”.

Không chỉ các HTX, nhiều hộ sản xuất cũng đã khởi động hành trình CĐS để thoát khỏi lối kinh doanh cũ. Đơn cử như cơ sở cây giống chanh dây của anh Bùi Thanh Ngọc-Giám đốc Công ty TNHH SX và TM Ngọc Thủy Tiên (làng Hăng Ring, thị trấn Chư Sê). Nhận thấy tiềm năng lớn từ thị trường ngoài tỉnh, năm 2023, anh Ngọc bắt đầu xây dựng thương hiệu cá nhân, chia sẻ các nội dung hướng dẫn kỹ thuật trồng chanh dây trên các nền tảng mạng xã hội như: TikTok, Facebook, YouTube… nhằm tiếp cận người mua một cách chủ động và chuyên nghiệp hơn. Mỗi năm, cơ sở của anh cung cấp khoảng 3.000-4.000 thùng giống chanh dây ra thị trường với 4 loại giống chủ lực: NTT One, NTT Gold, Summit và Đài Nông 1. Sản phẩm được tiêu thụ tại 5 tỉnh Tây Nguyên, mang về cho anh doanh thu hơn 4 tỷ đồng/năm, tăng 30-40% so với trước khi thực hiện CĐS.

“Chuyển đổi số không chỉ là xu hướng mà còn là lựa chọn sống còn với người làm nông nghiệp hiện nay. Tôi nhận thấy nếu chỉ bán cây giống trong tỉnh thì không thể phát huy hết tiềm năng. Muốn sản phẩm của mình đi xa hơn, đến với nhiều vùng đất khác, chúng ta không chỉ chờ khách tới mà phải chủ động đi tìm khách. Và CĐS là cách để tôi có thể làm được điều đó một cách dễ dàng”-anh Ngọc khẳng định.

2hm.png
Bán hàng qua các kênh thương mại điện tử giúp nông sản Gia Lai tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Ảnh: H.M

Trước thực tế CĐS còn mới mẻ với người dân nông thôn, Sở Công thương đã có nhiều hoạt động hỗ trợ. Theo đó, các chương trình tập huấn được tổ chức thường xuyên, qua đó hướng dẫn doanh nghiệp, HTX và hộ nông dân kỹ năng đưa sản phẩm lên sàn TMĐT, cách livestream bán hàng và tiếp cận thị trường online. Điển hình như phiên livestream vào tháng 9-2024 đã đưa gần 100 sản phẩm đặc trưng của Gia Lai như: Mật ong Phương Di, Muối chấm Cô Hai Tây Nguyên, Trà đậu đen Nam Phúc… tiếp cận tới gần 150.000 lượt xem, gần 800 đơn hàng được chốt.

Theo bà Đào Thị Thu Nguyệt-Phó Giám đốc Sở Công thương: “Muốn lên sàn TMĐT hiệu quả, sản phẩm nông sản phải đạt chuẩn, người bán phải có chiến lược rõ ràng về thị trường, đưa ra mức giá hợp lý và đảm bảo sản lượng”. Từ năm 2022 đến nay, Sở Công thương đã tổ chức nhiều lớp tập huấn kỹ năng số, hướng dẫn các nhóm giải pháp phát triển TMĐT, tiếp cận thông tin về xu hướng quảng cáo kỹ thuật số, sử dụng trí tuệ nhân tạo trong quá trình xử lý, chuyển đổi thông tin. Từ đó, hỗ trợ các đơn vị đưa sản phẩm lên sàn TMĐT, đào tạo livestream bán hàng và xây dựng thương hiệu cá nhân cho hàng ngàn nông dân, tiểu thương, hộ sản xuất.

“Thời gian tới, Sở Công thương tập trung hỗ trợ phát triển TMĐT tại các chợ truyền thống, đặc biệt là hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận, ứng dụng TMĐT trong sản xuất kinh doanh. Cùng với đó, tiếp tục nghiên cứu, kết nối với các sàn như Shopee, TikTok Shop... để xây dựng kênh phân phối mới, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm địa phương. Ngoài ra, Sở cũng hướng tới xây dựng chương trình ngày hội sản phẩm đặc sản Gia Lai, tuần lễ sản phẩm Gia Lai trên sàn TMĐT, kết nối tiêu thụ sản phẩm đặc trưng của từng huyện theo mùa...”-Phó Giám đốc Sở Công thương cho biết thêm.

Hiện trên địa bàn tỉnh có 213 thương nhân, 6 tổ chức, 84 cá nhân đã đăng ký website TMĐT/ứng dụng TMĐT/cung cấp dịch vụ TMĐT với Bộ Công thương tại địa chỉ: www.online.gov.vn. Trong đó, có 113 website TMĐT bán hàng, 3 website cung cấp dịch vụ TMĐT, 2 ứng dụng TMĐT bán hàng đã được Bộ Công thương xác nhận website đã đăng ký/thông báo thành công.

Có thể bạn quan tâm

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

(GLO)- Mặc dù mới “bén đất” Ia Pa (tỉnh Gia Lai) hơn 1 năm nay, song mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mang lại hiệu quả cao, mở ra cơ hội chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.

Các hộ dân tham quan mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97 tại hộ gia đình ông Nguyễn Văn Ánh (buôn Chính Hòa, xã Ia Mlah). Ảnh: Hữu Minh

Giống lúa TBR97 tại xã Ia Mlah ước đạt năng suất 80 tạ/ha

(GLO)- Sáng 26-4, tại xã Ia Mlah (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai), Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện phối hợp với Công ty TNHH ThaiBinh Seed-Miền Trung Tây Nguyên (trực thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed) tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97.