Miền Tây, mưu sinh mùa lũ cạn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mực nước trên sông Tiền, sông Hậu tại các huyện đầu nguồn vùng ĐBSCL hiện nay rất thấp, trong khi dự báo của các cơ quan chuyên môn thì nhiều khả năng ĐBSCL sẽ tiếp tục không có mùa “lũ đẹp”.

Tại các tỉnh vùng lũ như An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang… “lũ cạn” đã khiến nhiều nông dân sống nghề câu, lưới… rơi vào cảnh khốn khổ. Những năm gần đây lũ nhỏ, nguồn lợi thủy sản khan hiếm đã ảnh hưởng đến đời sống người dân. Giải pháp hiện nay là mở thêm các lớp đào tạo nghề tại địa phương để bà con chuyển nghề sinh sống…

Sở NN-PTNT các tỉnh ĐBSCL nhìn nhận, đã đến lúc cần phải thích nghi với điều kiện “không lũ” ở vùng sông nước này. Do đó, ngành nông nghiệp đang tích cực hỗ trợ người dân vùng lũ chuyển nghề để có thể sản xuất, mưu sinh, ổn định cuộc sống trong điều kiện “lũ cạn” đã nhiều năm liền…

 

Lũ nhỏ, làng lưới Thơm Rơm (quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ) rơi vào cảnh ế ẩm.
Lũ nhỏ, làng lưới Thơm Rơm (quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ) rơi vào cảnh ế ẩm.
Do lũ nhỏ nên nhiều bà con ở vùng đầu nguồn huyện An Phú (An Giang) bỏ câu lưới chuyển qua nghề đuổi chuột kiếm sống.
Do lũ nhỏ nên nhiều bà con ở vùng đầu nguồn huyện An Phú (An Giang) bỏ câu lưới chuyển qua nghề đuổi chuột kiếm sống.
Anh Bùi Văn Tú - xã Breichrai, huyện KosThum, tỉnh Kandal (Campuchia) cho biết, do nước trên đồng chưa có nhiều, không thể giăng câu lưới nên anh tranh thủ dùng ghe chở các em học sinh (Trường Tiểu học An Khánh An) qua sông, mỗi lượt 1.000 đồng/học sinh, người lớn thì 2.000 đồng/lượt.
Anh Bùi Văn Tú - xã Breichrai, huyện KosThum, tỉnh Kandal (Campuchia) cho biết, do nước trên đồng chưa có nhiều, không thể giăng câu lưới nên anh tranh thủ dùng ghe chở các em học sinh (Trường Tiểu học An Khánh An) qua sông, mỗi lượt 1.000 đồng/học sinh, người lớn thì 2.000 đồng/lượt.
Chị Phạm Thị Điệp - ấp Vạt Lài, xã Khánh Bình (huyện An Phú, An Giang) cho biết, mấy năm trước Campuchia cho người Việt qua thuê đất trồng lúa nhưng từ tháng 8 vừa rồi họ không cho thuê nữa. Thế là chị gom hết tiền mua 2 con bò nuôi
Chị Phạm Thị Điệp - ấp Vạt Lài, xã Khánh Bình (huyện An Phú, An Giang) cho biết, mấy năm trước Campuchia cho người Việt qua thuê đất trồng lúa nhưng từ tháng 8 vừa rồi họ không cho thuê nữa. Thế là chị gom hết tiền mua 2 con bò nuôi.
Ông Kiều Văn Ngại - ấp Phú Mỹ, xã Phú Hội (An Phú, An Giang) vay tiền chuyển sang nghề ương cá lóc giống.
Ông Kiều Văn Ngại - ấp Phú Mỹ, xã Phú Hội (An Phú, An Giang) vay tiền chuyển sang nghề ương cá lóc giống.
Ông Huỳnh Văn Gừng - ấp Phú Nghĩa, xã Phú Hội (An Phú, An Giang) chuyên nghề đặt lợp tôm. Hiện ông đang mong ngóng lũ về để “kiếm cơm”
Ông Huỳnh Văn Gừng - ấp Phú Nghĩa, xã Phú Hội (An Phú, An Giang) chuyên nghề đặt lợp tôm. Hiện ông đang mong ngóng lũ về để “kiếm cơm”.

Theo sggp

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.