'Thế giới' trầm, kỳ: Nghề lùng dó tìm trầm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hết thời dễ mua được trầm khai thác trong rừng nguyên sinh, giới kinh doanh trầm phải lùng mua được những cây dó có chủ để xoi trầm.

Mấy chục năm về trước, dó rừng rất nhiều, nhưng chúng bị "tàn sát" vô tội vạ để lấy trầm nên dường như không còn. Bởi vậy, dân buôn trầm thời nay có một số người phải đi lùng dó. May mắn nhất là có được những cây dó cổ thụ có trầm còn sót lại trong khu vực dân cư. Phổ biến hơn là tìm mua dó trồng. Tuy nhiên, tất cả đều… hên xui.

Mua dó khai thác trầm là một nghề đầy hên xui. ẢNH: QUANG VIÊN
Mua dó khai thác trầm là một nghề đầy hên xui. ẢNH: QUANG VIÊN

LÊN SÔNG CHÀ MU TÌM DÓ CỔ THỤ

Về H.Tiên Phước, một vùng đất nổi tiếng về trầm hương của tỉnh Quảng Nam, người địa phương "chỉ điểm" cho tôi gặp Trần Quốc Sơn. Người này có biệt danh là Sơn Trầm, vì nói về kinh doanh trầm hương, Trần Quốc Sơn khá nổi tiếng ở xứ "thập ngũ tiên sa" này. Gặp Sơn, hỏi ở đây có còn dó tự nhiên cổ thụ, thật bất ngờ Sơn Trầm nói vẫn còn một số cây sống ở vùng đất gần sông Chà Mu, một nhánh của sông Tiên. Tưởng Sơn Trầm nói đùa, vì địa danh Chà Mu nghe tức cười quá, tôi chưa nghe bao giờ. Nhưng Sơn nói nghiêm túc và lấy ô tô chở tôi đi.

Cây dó cổ thụ bên nhánh sông Chà Mu. ẢNH: QUANG VIÊN
Cây dó cổ thụ bên nhánh sông Chà Mu. ẢNH: QUANG VIÊN

Từ TT.Tiên Kỳ, H.Tiên Phước đi qua Nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng, rồi đi tiếp hơn 3 cây số, chúng tôi tới nhánh sông Chà Mu thuộc thôn 2, xã Tiên Cảnh. Sơn dừng xe, chỉ về phía xa xa, nói: "Mấy cây dó cổ thụ ở chỗ nớ. Nhưng phải vào gặp chú ni. Ổng là chủ của mấy cây dó nớ". Tôi thắc mắc hỏi, những cây dó cổ thụ tự nhiên sao lại có chủ? Sơn Trầm giải thích: "Khu vực nớ trước đây là rừng, dân đến khai hoang phát hiện dó rồi giữ lại. Bây chừ chúng thuộc về họ".

Chúng tôi vào nhà người có dó cổ thụ. Một người đàn ông luống tuổi tên Thành đang tỉ mẩn xoi những khúc dó trồng vừa khai thác để lấy trầm. Ông Thành cho biết trong vườn ông có cây dó tuổi gần 200 năm. Đó là cây dó hiếm. Rồi ông bảo vợ đưa chúng tôi ra vườn giới thiệu cây dó.

Trước mắt chúng tôi có 9 cây dó bầu cổ thụ, trong đó có một cây rất khủng, chiều cao ước lượng gần 20 m với tán lá rất rộng. Độ lớn thân cây dó, Sơn Trầm cùng một "thổ địa" Chà Mu đo gần trọn hai vòng tay, nhánh to nhất cũng bằng cả thân người lớn. "Trải qua bao cuộc chiến tranh, qua bao nhiêu bão tố, nhìn dấu hiệu sâu đục, kiến ở trên thân cây, theo kinh nghiệm của những phu trầm thì cây này ăn trầm hương tự nhiên rất nhiều", Sơn Trầm phân tích.

Chiều cao cây dó cổ thụ ước khoảng gần 20 m. ẢNH: QUANG VIÊN
Chiều cao cây dó cổ thụ ước khoảng gần 20 m. ẢNH: QUANG VIÊN

Hỏi lịch sử của cây dó cổ thụ, ông Thành cho hay sau 1975, ông đến khai hoang khu đất này thì phát hiện 10 cây dó bầu mọc tự nhiên. "Lúc đó có cây thân to hơn cái thùng nước rồi. Năm 2010, tui bán một cây với giá 300 triệu đồng. Sau đó, tui biết họ đem về bán lại với giá trên 1 tỉ đồng nên tiếc đứt ruột", ông Thành thổ lộ. Chúng tôi hỏi, giờ cây dó cổ thụ to nhất còn lại bán bao nhiêu. "Tui nói thiệt cây ni dòm ăn trầm chắc không bằng cây đã bán, nhưng nếu bán cũng phải trên vài trăm triệu", ông Thành chốt.

LÊN THƯỢNG NGUỒN TÌM DÓ BẦU KHỦNG

Những ngày ở tỉnh Quảng Nam, tôi kết nối với một tay kinh doanh trầm hương tên Đức. Nhận được cuộc gọi của một thanh niên người đồng bào Cơ Tu ở thượng nguồn sông Vu Gia báo có hai cây dó bầu cổ thụ niên đại vài trăm năm còn sót lại trong làng, Đức hí hửng rủ tôi đến đó. Điểm đến là xã Đắk Pring, H.Nam Giang, giáp ranh H.Phước Sơn, nơi cũng được coi là vùng trầm hương của Quảng Nam.

Đến nơi, chàng thanh niên người đồng bào Cơ Tu dẫn chúng tôi cuốc bộ băng qua quãng đường hơn một cây số để đến xem cây dó đầu tiên. Đó là một cây dó có chu vi khoảng 2 m, ngay từ gốc phân thành 2 nhánh. Theo nhận định của Đức, lúc đầu cây dó này chỉ có một nhánh, nhưng sau đó chỗ gần phần gốc bị tổn thương và nẻ thành 2 nhánh.

Cây dó khủng tại xã Đắk Pring, H.Nam Giang. ẢNH: QUANG VIÊN
Cây dó khủng tại xã Đắk Pring, H.Nam Giang. ẢNH: QUANG VIÊN

Đức hỏi: "Cây này nhà mình trồng phải không?". Chàng thanh niên Cơ Tu cho biết đó là cây dó tự nhiên có từ thời ông cố của mình. "Vậy anh bán bao nhiêu?", Đức hỏi tiếp. Chàng trai người Cơ Tu dứt giá 10 triệu đồng và giới thiệu trong vườn mình còn 6 cây như vậy. Đức mừng húm, chốt luôn cả 6 cây. Trên đường về, tôi hỏi Đức, những cây dó như vậy tỷ lệ có trầm cao không thì anh cho hay: "Em đoán cây này tỷ lệ trầm không cao, nhưng vì dó tự nhiên bây giờ rất hiếm, có thể làm được nhiều việc. Nếu may mắn trúng nhiều trầm nữa thì rất tuyệt vời".

Theo mách nước của chàng trai người Cơ Tu vừa bán 6 cây dó, Đức và tôi đi tìm một chủ dó bầu cổ thụ khác tại đây để mua. Đến nơi, chúng tôi bất ngờ khi nhìn thấy cây dó bầu khủng với 3 nhánh. Chủ nhà cho biết trước đây cây dó này bị gió bão làm xé gốc. Từ đó, cây dó một thân đã nảy thành 3 nhánh. "Nếu cây dó này tạo ra trầm hương thì giá trị cực lớn", Đức nói nhỏ với tôi. Nhưng khi lấy chiếc đục mang theo xoi một chỗ trên thân cây dó để kiểm tra thử, Đức lắc đầu tỏ ra hơi buồn. "Sau hai giờ vượt núi, băng rừng mà trúng cây dó này coi như trớt quớt. May mà mua được 6 cây kia", Đức thổ lộ.

Cây dó khủng có hai nhánh, nhánh nào cũng rất to. ẢNH: QUANG VIÊN
Cây dó khủng có hai nhánh, nhánh nào cũng rất to. ẢNH: QUANG VIÊN

Săn dó cổ thụ hoặc mua dó trồng để khai thác trầm quả là rất… hên xui. Để săn được cây dó có trầm là cực kỳ vất vả. Dó cổ thụ thì phải băng rừng, vượt suối để tìm. Nhưng đến nơi không mua được vì chủ hét giá trên trời, hoặc kiểm tra không có trầm là chuyện bình thường. Còn dân chuyên mua dó trồng thì tìm thấy cây dó có dấu hiệu có trầm cũng không dễ. "Có những lúc cưa xong, nhìn ruột cây dó trắng phau thì chỉ biết cười ra nước mắt. Cả ngàn cây có khi chỉ có một cây dó trúng trầm", một người cho biết.

Với Đức, anh cho biết, lần đầu tiên đi mua dó bầu để lấy trầm đã phải "cười ra nước mắt" vì 5 cây dó anh mua về cắt ra thì cả 5 cây trong ruột đều trắng bóc, không có chút trầm nào cả. "Lúc đó lỗ 40 triệu đồng. Em coi đó là học phí", Đức chia sẻ...

(còn tiếp)

Dự tính bảo tồn cây dó bầu cổ thụ nổi tiếng ở Phú Quốc

Chủ sở hữu cây dó bầu này là ông Hà Thanh Hưng ở xã Dương Tơ, TP.Phú Quốc, Kiên Giang. Cây dó bầu cổ thụ của ông Hưng chia thành hai nhánh lớn, cao khoảng 17 m, chu vi gốc 3 m, trọng lượng khoảng 10 tấn. Đặc biệt, ước trọng lượng trầm tốc nặng khoảng 2 tấn, có giá trị hàng chục tỉ đồng. Tuy nhiên, ông Hưng dự tính bảo tồn nguyên bản của cây chứ không bán để giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước chiêm ngưỡng cây dó bầu cổ thụ độc lạ này.

Theo Quang Viên (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Chị Nguyễn Thị Mỹ Lợi (thứ 2 từ phải sang)-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Tân Điệp 1 (xã Ia Ake, huyện Phú Thiện) trao đổi với người dân về kinh nghiệm phát triển kinh tế gia đình. Ảnh: N.M

Những đảng viên “miệng nói, tay làm”

(GLO)- Dù đảm nhận vị trí công việc khác nhau song điểm chung ở những đảng viên tiêu biểu chính là sự tận tụy, hết lòng với công việc được giao. “Miệng nói, tay làm”, họ trực tiếp vun bồi niềm tin của người dân với Đảng, chung sức xây dựng địa phương ngày một phát triển.

Thác ghềnh muôn nỗi sơn khê

Thác ghềnh muôn nỗi sơn khê

Từ bé tôi đã thuộc lòng câu ru của mẹ rằng: “Cái cò lặn lội bờ sông/ Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non/ Nàng về nuôi cái cùng con/ Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng”. Nghe chả hiểu gì nhưng tôi vẫn chìm trong giấc ngủ với những giọt nước mắt ngày ấy.

An lành 'Trường Sa trên biển Bắc'

An lành 'Trường Sa trên biển Bắc'

Từ cảng Ghềnh Võ, huyện Hải Hà (Quảng Ninh) chúng tôi phóng cano cưỡi sóng gần 1 tiếng đồng hồ để ra đảo Trần – hòn đảo nằm phía Đông Bắc của quần đảo Cô Tô, nơi được ví như Trường Sa của vùng biển Đông Bắc. 6 năm mới quay trở lại, hòn đảo tiền tiêu vẫn hiên ngang giữa muôn trùng sóng gió.

Một dòng huyền tích

Một dòng huyền tích

Mỗi lần đi qua cầu Đuống, tôi bất giác nhìn về phía hạ lưu, trong đầu ngân lên mấy câu thơ của Hoàng Cầm “Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh, nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ”.

Tết về trên đảo Đá Tây A

Tết về trên đảo Đá Tây A

Với đầy đủ các nhu yếu phẩm thiết yếu, đặc trưng như trên đất liền, cộng với các hoạt động văn hóa, văn nghệ sôi nổi đã làm nên một cái Tết đầm ấm, sum vầy, ấm áp tình quân dân trên đảo Đá Tây A.

Xuân thêm vẹn tròn

Xuân thêm vẹn tròn

Khi sắc xuân sắp chạm ngõ mọi hiên nhà, bước chân mưu sinh của những người lao động dường như càng thêm hối hả, vội vã trên khắp phố phường. Bởi để đón mùa Tết đầm ấm hơn, họ phải vun vén, dành dụm trong ngoài để có thể đong đầy lu gạo, chắt tràn lọ mắm, thêm củ dưa hành…

Lệ Mật - làng 'cầm tinh' con rắn

Lệ Mật - làng 'cầm tinh' con rắn

Ở nước ta, không ít làng quê nuôi rắn hay chế biến thịt rắn. Nhưng với sự tích gắn với con rắn và cách chế biến các món ăn từ loài rắn thì làng Lệ Mật có nét độc đáo riêng không lẫn với bất kỳ đâu.

Bồi hồi mâm cỗ Tết xưa

Bồi hồi mâm cỗ Tết xưa

Món ăn trên mâm cỗ Tết bao giờ cũng hết sức cầu kỳ, tinh tế và chứa nhiều nội hàm sâu sắc. Nhưng cái ngon thật sự của cỗ Tết nằm ở hương vị của ký ức. Nếu chỉ cảm nhận bằng vị giác thôi thì chưa đủ…

Cho đi là còn mãi

“Cho đi là còn mãi”

(GLO)- Dù bận rộn với công việc kinh doanh song ông Nguyễn Tương Minh-Tổng Giám đốc Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn-TNHH một thành viên, Trưởng đoàn công tác xã hội TP. Hồ Chí Minh vẫn dành thời gian kết nối những tấm lòng nhân ái để trợ giúp những hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai.

Xuân về trên vùng “đất lửa” Đak Sơ Mei

Xuân về trên vùng “đất lửa” Đak Sơ Mei

(GLO)- Phát huy truyền thống anh hùng, lớp lớp cháu con của vùng căn cứ cách mạng Đak Sơ Mei (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) tiếp tục đoàn kết một lòng, chung tay xây dựng quê hương. Vùng “đất lửa” Đak Sơ Mei một thời gian khó nay đã chuyển mình khởi sắc.