'Thế giới' trầm, kỳ: Vi diệu thú chơi trầm cảnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Gặp những tay sành trầm cảnh và thâm nhập thế giới trầm cảnh, chúng tôi mới hay món 'đồ chơi' này vô cùng vi diệu.

Dân có tiền và chịu chơi thì săn trầm khối, trầm chìm và có thể cả kỳ nam. Nhưng các loại "đồ chơi" như thế ngày càng khan hiếm, giá thì cao ngất trời, không phải ai cũng dám bỏ tiền ra mua. Trong khi đó, trầm cảnh có nhiều chủng loại phù hợp túi tiền của nhiều người. Nó cũng thỏa mãn các cấp độ mà người chơi muốn thể hiện đẳng cấp, chiêu tài, dẫn lộc, hoặc trừ tà khí… Vì thế, nghề làm trầm cảnh ra đời.

VỀ XỨ TRẦM CẢNH "DANH BẤT HƯ TRUYỀN"

Nghe danh huyện Nông Sơn, Tiên Phước (Quảng Nam) là những nơi sản xuất trầm cảnh nổi tiếng cả nước, chúng tôi phiêu du về đây cùng một người chơi và kinh doanh trầm hương có tiếng vùng này. Anh ta lái chiếc ô tô hạng sang bóng lộn trực chỉ xã Tiên An, H.Tiên Phước tới nhà Lê Trường Hưng, một người kinh doanh trầm hương, trong đó có trầm cảnh.

Anh Hưng (ở H.Tiên Phước, Quảng Nam) sở hữu hai sản phẩm trầm cảnh có dáng thế tự nhiên. ẢNH: QUANG VIÊN
Anh Hưng (ở H.Tiên Phước, Quảng Nam) sở hữu hai sản phẩm trầm cảnh có dáng thế tự nhiên. ẢNH: QUANG VIÊN

Tới nơi, nghe tôi nói mình đến Tiên Phước để săn trầm cảnh giúp một đại gia ở TP.HCM, Hưng sốt sắng giới thiệu các mặt hàng trầm cảnh được coi là "hàng độc". Chỉ vào cây trầm cảnh cao khoảng 3 m, Hưng thuyết minh: "Cây này đúng hàng tự nhiên Tiên Phước. Nó có thế chàng hảng giống hình chữ V. Công ty nào có tên bắt đầu bằng chữ V, hay những người nghĩ về từ Victory (chiến thắng) thì có thể họ ưng ý". Tôi hỏi giá, Hưng cho biết: "Chào khách buôn thì 800 triệu đồng. Còn bán cho người chơi thì phải trên 1 tỉ đồng". Tay buôn trầm "xứ tiên sa" này còn giới thiệu các sản phẩm trầm cảnh, trong đó có loại trầm bông xì được anh cho là độc lạ bởi dáng thế tự nhiên và bông xì là loại trầm nổi tiếng của Tiên Phước. Hình thái của trầm bông xì làm cảnh nhìn rất độc đáo.

Đại gia N.M bên tác phẩm trầm cảnh độc đáo của mình
Đại gia N.M bên tác phẩm trầm cảnh độc đáo của mình

Rời H.Tiên Phước về TP.Tam Kỳ, hôm sau tôi độc hành đi TT.Trung Phước, H.Nông Sơn. Nơi đây không chỉ nổi tiếng về trầm công nghệ mà còn được coi là "công xưởng" trầm cảnh của cả nước. Theo người dân địa phương, người "sáng tác" ra trầm cảnh đầu tiên ở đây là ông Nguyễn Trường Bộ. Tác phẩm trầm cảnh đầu tiên ông Bộ làm từ gốc dó bầu cổ thụ, bán với giá 20 triệu đồng từ gần 40 năm trước. Đó là số tiền rất lớn, chỉ nhờ dụng công chế tác gốc dó bầu ăn trầm không nhiều. Vì thế, chuyện này lúc bấy giờ đã làm chấn động làng trầm hương Trung Phước. Từ đó bắt đầu dấy lên phong trào làm trầm cảnh tại đây.

Trong vai một người làm nội dung YouTube, TikTok, chúng tôi tiếp cận một cơ sở sản xuất trầm cảnh ở Trung Phước. Đập ngay vào mắt tôi là một "rừng" trầm cảnh với đủ thể loại. Hàng trăm tác phẩm trầm cảnh được chế tác tựa những ngọn núi xếp cạnh nhau thành dãy núi trùng điệp. "Hàng này chủ yếu bán cho dân kinh doanh trầm hương. Họ kẹp chung với các sản phẩm trầm hương khác rồi bán sang Trung Quốc", chủ cơ sở này nói. Theo người này, thời hưng thịnh nhất của trầm cảnh cách đây hơn 10 năm. Lúc đó, tất cả cơ sở sản xuất trầm cảnh đều hoạt động hết công suất vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường Trung Quốc, Đài Loan... Theo tìm hiểu của chúng tôi, trầm cảnh Trung Phước đã nhiều lần tham gia hội chợ quốc tế về trầm hương diễn ra tại Nam Ninh (Trung Quốc). Có những năm làng Trung Phước bày đến cả chục gian hàng trầm cảnh tại hội chợ này.

Hai tác phẩm trầm cảnh của một đại gia ở TP.HCM. ẢNH: QUANG VIÊN
Hai tác phẩm trầm cảnh của một đại gia ở TP.HCM. ẢNH: QUANG VIÊN

Tôi hỏi giá của một tác phẩm trầm cảnh hình dáng ngọn núi cao gần 3 m, chủ cơ sở cho biết có đủ mức giá. "Từ 10 triệu đồng trở lên. Có loại hàng trăm triệu đồng lận", ông chủ nói. Trước thắc mắc về giá có sự chênh lệch khá xa, người này giải thích: "Đây là trầm cảnh công nghệ (trầm nấu dầu - PV) nên giá rẻ. Còn hàng trầm cảnh ăn trầm tự nhiên giá đắt hơn nhiều. Ở đây chúng tôi cũng có trầm cảnh tự nhiên".

Trong xưởng sản xuất này còn có nhiều sản phẩm trầm cảnh như loại mini để bàn, tiểu cảnh trầm hương nguyên khối, tượng Phật… "Người nhiều tiền mua trầm cảnh nguyên khối hoặc những tác phẩm trầm cảnh như tượng, bonsai… được chế tác từ dó đã ăn trầm nhiều và dáng độc thì giá hàng trăm triệu, hàng tỉ đồng luôn đó", ông nói.

ĐÁNG MẶT DÂN CHƠI

Chúng tôi gặp một đại gia chơi trầm cảnh tại TP.HCM. Thuyết phục hết lời, ông mới chịu cho xem các tác phẩm trầm cảnh đủ kiểu hình dáng mà ông sưu tầm nhiều năm nay. Chẳng hạn, trầm cảnh hình củ sâm, ngọn núi, hình thỏi vàng, hình Phật… "Mỗi tác phẩm trầm cảnh được nghệ nhân hoàn thiện đều dựa trên những "cốt" của cây dó đã tạo trầm hương và có dáng thế rất ngẫu nhiên rồi", nhà sưu tập nói.

Một cơ sở sản xuất trầm cảnh ở TT.Trung Phước, H.Nông Sơn, Quảng Nam. ẢNH: QUANG VIÊN
Một cơ sở sản xuất trầm cảnh ở TT.Trung Phước, H.Nông Sơn, Quảng Nam. ẢNH: QUANG VIÊN

Trong đó, chúng tôi ấn tượng nhất với tác phẩm mà đại gia này đặt tên là "Đời đời như ý", nặng 45 kg, điêu khắc 36 con kỳ lân cực kỳ tinh xảo. Lai lịch của tác phẩm trầm cảnh này cũng rất "liêu trai chí dị". Theo đó, tác phẩm trầm cảnh này ban đầu thuộc về một đại gia Việt. Người này sau đó bán lại cho một triệu phú đến từ Đài Loan. Nhưng sau đó cái duyên với trầm cảnh độc lạ đã đưa tác phẩm "Đời đời như ý" này về lại VN, để vị đại gia đang sở hữu coi là vô giá và thỉnh thoảng… tắm nó bằng nước suối để ngửi mùi thơm.

Theo giới kinh doanh và dân chơi trầm hương, đúng đẳng cấp thượng lưu thì không ai chơi trầm cảnh công nghệ. Chơi trầm cảnh tự nhiên, ngoài dáng thế độc lạ còn có mùi hương "đế vương" của nó. "Trầm hương cảnh không chỉ để ngắm mà còn có thể ngửi và nếm nữa. Vì thế trong thế giới các loại vật phẩm mà giới thượng lưu chơi thì trầm hương, trong đó có trầm cảnh, luôn đem lại nhiều cung bậc cảm xúc nhất cho người chơi", một tay chơi trầm cảnh chia sẻ.

Một xưởng sản xuất trầm cảnh tại H.Nông Sơn có cả hàng trầm mỹ nghệ. ẢNH: QUANG VIÊN
Một xưởng sản xuất trầm cảnh tại H.Nông Sơn có cả hàng trầm mỹ nghệ. ẢNH: QUANG VIÊN

Chỉ riêng mùi hương, dân chơi sành điệu sẽ biết được trầm ấy loại gì, ở vùng nào. Thưởng thức hương trầm ở VN chưa trở thành trường phái "hương đạo" như ở Nhật. Nhưng thú ngắm trầm cảnh, nếm và ngửi mùi hương trầm tự nhiên cũng được coi là "liệu pháp tâm hồn" của dân chơi trầm cảnh ở VN.

Nhưng cái thú chơi trầm cảnh đôi khi trở thành "thú đau thương" làm tan nát tâm hồn không ít người. Một người kinh doanh trầm hương tiết lộ, đã có những người chi số tiền khủng để mua trầm cảnh, nhưng chưa biết hết giá trị thật nên bị lừa mất số tiền rất lớn. Đưa cho tôi xem hai sản phẩm trầm cảnh có giá chênh lệch nhau đến 100 lần, người này tiết lộ: "Có người mua sản phẩm trầm cảnh giá cả trăm triệu đồng. Họ tưởng đó là trầm cảnh tự nhiên, nhưng thật ra đó là hàng công nghệ chỉ đáng giá vài triệu đồng. Sự lầm tưởng đó diễn ra thường xuyên vì người chơi không rành"... (còn tiếp)

Chơi cổ vật thì chỉ có ngắm mà thôi. Còn chơi trầm cảnh, không chỉ ngắm, người chơi còn được thỏa cái thú ngửi, nếm nữa kia. Nhờ chơi lâu năm nên chỉ cần ngửi hương nếm vị, tôi có thể biết được trầm ấy là trầm tự nhiên hay trầm nhân tạo, trầm ấy ở vùng nào, Khánh Hòa, Quảng Nam, Tây nguyên hay ở nơi nào khác.

Một người sưu tầm trầm cảnh

Theo Quang Viên (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Hào hùng một thời hoa lửa

Hào hùng một thời hoa lửa

“Trưa 2/4/1975, thanh niên sinh viên học sinh (TNSVHS) nội thành chiếm rạp hát Hòa Bình (Đà Lạt), treo lá cờ Mặt trận Giải phóng và băng rôn “Hoan hô Quân Giải phóng miền Nam” lên nóc rạp hát.

Mùa vàng dưới những rặng cây

Mùa vàng dưới những rặng cây

Những quả cây vàng ươm rụng xuống nằm lổn nhổn dưới rừng cây đã đến mùa thu hoạch. Từng đoàn người lụm cụm nhặt lấy phần hạt tinh túy nhất mang về cho chủ vườn, đưa vào các nhà máy, chế biến thành loại hạt giá trị cao cung ứng cho thị trường khắp thế giới.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.