Miễn học phí và công bằng giáo dục

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với Nghị quyết mới của HĐND, TP.HCM trở thành địa phương thứ 9 trong cả nước thực hiện chính sách miễn học phí cho toàn bộ trẻ mầm non và học sinh phổ thông. Tuy chỉ chiếm tỷ lệ 14% các tỉnh, thành nhưng điều này mang ý nghĩa rất lớn.

Cách đây gần 10 năm, TP.HCM đã đề xuất miễn học phí đối với học sinh (HS) công lập cấp THCS. Tuy nhiên, thời điểm đó, Bộ Tài chính không đồng tình với lý do TP.HCM là địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao, với mức học phí 85.000 - 100.000 đồng mỗi tháng không phải quá lớn. Luật Giáo dục 2005 chỉ quy định miễn học phí đối với cấp tiểu học, do đó miễn học phí các cấp khác thuộc thẩm quyền Quốc hội. Hơn nữa, việc miễn học phí riêng cho HS công lập THCS ở TP.HCM sẽ tạo ra sự không thống nhất giữa các gia đình có con theo học bậc THCS trên địa bàn thành phố và các địa phương khác.

Việc Bộ Tài chính lúc bấy giờ không đồng tình với đề xuất của TP.HCM là dựa trên cơ sở làm đúng theo luật Giáo dục. Tuy nhiên nó cũng cho thấy vẫn còn tư duy "công bằng theo kiểu cào bằng".

Trong bối cảnh phát triển của khoa học công nghệ, kinh tế - xã hội hiện nay, một mặt, chúng ta cần một chính sách, một định hướng chung để đảm bảo sự công bằng, nhưng đồng thời cũng rất cần sự năng động, sáng tạo của mỗi địa phương, của từng gia đình và thậm chí của mỗi con người.

Đối với sự phát triển giáo dục và đào tạo cần có những định hướng, chủ trương, chính sách phát triển chung nhằm tạo sự công bằng trong cả nước, nhưng cũng cần tạo điều kiện cho một số địa phương, đơn vị có điều kiện sẽ đi trước để có kinh nghiệm phổ biến, lan rộng cho các địa phương khác.

Luật giáo dục 2019, có hiệu lực từ 1.7.2020, quy định miễn học phí cấp THCS, trẻ mẫu giáo 5 tuổi, nhưng giao cho Chính phủ quy định lộ trình. Nghị định 81/2021 ngày 27.8.2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu chi, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục và chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, quy định: Tất cả HS mầm non 5 tuổi được miễn học phí từ năm học 2024 - 2025 và HS THCS được miễn học phí từ năm học 2025 - 2026. Trong bối cảnh đó, nhiều địa phương tiên phong miễn học phí hoàn toàn đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông. Với quyết sách này, một số địa phương không chỉ về đích trước theo lộ trình của Chính phủ, mà còn vượt qua cả luật Giáo dục, khi miễn học phí đối với HS mẫu giáo dưới 5 tuổi và học sinh cấp THPT, học viên giáo dục thường xuyên cấp THPT. Từ đây cũng cần đặt ra vấn đề nên sửa đổi luật Giáo dục theo hướng các địa phương được quyền miễn học phí hoàn toàn đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.

TP.HCM trở thành địa phương thứ 9 trong cả nước cùng với Hải Phòng, Đà Nẵng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Quảng Nam, Vĩnh Phúc và Yên Bái thực hiện chính sách miễn học phí cho toàn bộ trẻ mầm non và HS phổ thông. Đừng nghĩ rằng chỉ vài chục ngàn đến vài trăm ngàn đồng học phí mỗi tháng là quá nhỏ vì đối với con em lao động nghèo, đây vẫn là khoản chi phí lớn.

Riêng đối với TP.HCM, dân cư đông, địa bàn rộng, số người nhập cư lớn, cơ hội học tập của con em lao động nghèo vẫn còn nhiều khó khăn. Vì vậy, mỗi năm, ngân sách thành phố chi hơn 1.000 tỉ đồng để miễn học phí là một nỗ lực lớn. Miễn học phí cho HS tiến tới thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm, từng bước tiến tới giáo dục bắt buộc 12 năm như nhiều nước trên thế giới đã thực hiện. Đây là chính sách lớn đầu tư vào con người, phát triển con người VN để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tuy nhiên, để việc miễn học phí thực sự có ý nghĩa, cần khuyến khích và tạo điều kiện cho các địa phương trong cả nước cùng thực hiện, tạo sự công bằng chung đối với mọi người dân, để ai ai cũng được học hành như nguyện ước của Bác Hồ từ năm 1946.

Theo Hồ Sỹ Anh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Dạy thêm trái quy định bị xử lý thế nào?

Dạy thêm trái quy định bị xử lý thế nào?

Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng Luật sư Chính pháp (Hà Nội) cho rằng, khi đã có quy định về các trường hợp “cấm” dạy thêm học thêm, nếu giáo viên vi phạm sẽ phải chịu hình thức kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo và buộc thôi việc.

Học sinh Trường THPT chuyên Hùng Vương được xét tuyển thẳng vào Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh năm 2025

Học sinh Trường THPT chuyên Hùng Vương được xét tuyển thẳng vào Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh năm 2025

(GLO)- Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh vừa công bố thông tin sẽ dành 15% chỉ tiêu để xét tuyển thẳng năm 2025, trong đó ưu tiên tuyển học sinh thuộc 149 trường THPT trên cả nước bằng điểm học bạ. Tỉnh Gia Lai có Trường THPT chuyên Hùng Vương nằm trong danh sách ưu tiên này.

Giáo viên 'nháo nhào' đăng ký dạy thêm

Giáo viên 'nháo nhào' đăng ký dạy thêm

Hôm nay (14/2), Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực. Trước giờ “G”, do chưa thể đăng ký kinh doanh cũng như chưa tìm được trung tâm “bảo trợ”, nhiều giáo viên đã tạm ngưng dạy hoặc dạy online để tìm cách thích ứng.

Làm thế nào để không chọn nhầm nghề?

Làm thế nào để không chọn nhầm nghề?

(GLO)- Khoảng thời gian đầu năm là lúc các trường đại học, cao đẳng trên cả nước đồng loạt đưa ra phương thức xét tuyển đầu vào đối với học sinh tốt nghiệp THPT. Các em học sinh lớp 12 sẽ đưa ra lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai. Điều quan tâm lúc này là làm thế nào để không chọn nhầm nghề?

Nam sinh lớp 8 lan tỏa đam mê tiếng Anh đến trẻ em yếu thế

Nam sinh lớp 8 lan tỏa đam mê tiếng Anh đến trẻ em yếu thế

(GLO)- Hành trình dạy tiếng Anh cho trẻ em yếu thế của nam sinh Nguyễn Viết Minh-Lớp 8.1, Trường THCS Lý Tự Trọng (phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) thời gian qua đã truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng. Bằng việc làm này, em đã biến tình yêu Anh ngữ của mình trở nên thiết thực, đầy ý nghĩa.