Máy bay siêu thanh Trung Quốc có thể bay tới mọi nơi trên thế giới trong 2h

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Máy bay siêu thanh Trung Quốc có thể bay tới bất kỳ nơi nào trên thế giới trong 1-2 giờ khi đường hầm gió Mach 30 hoàn thành.

Mẫu thiết kế máy bay siêu thanh mới của Trung Quốc lớn hơn Boeing 737. Ảnh: Beijing Institute of Technology
Mẫu thiết kế máy bay siêu thanh mới của Trung Quốc lớn hơn Boeing 737. Ảnh: Beijing Institute of Technology


Đường hầm gió siêu thanh mới nhất, hàng đầu thế giới của Trung Quốc có thể mô phỏng tốc độ Mach 30 (36.750km/h) ở độ cao lớn dự kiến ​​sẽ hoàn thành xây dựng vào năm 2022 và sẽ đóng góp vào các chương trình máy bay siêu thanh và hàng không vũ trụ của Trung Quốc.

Máy bay siêu thanh được phát triển bằng công nghệ này có thể đến bất kỳ nơi nào trên thế giới trong vòng một hoặc hai giờ và công nghệ này cũng có thể giúp phát triển máy bay hàng không vũ trụ, giảm 90% chi phí phóng vệ tinh và tàu vũ trụ.

Được mệnh danh là cái nôi của máy bay thế hệ tiếp theo của Trung Quốc, đường hầm gió siêu tốc JF-22 có thể mô phỏng tốc độ tối đa 36.750km/h, gấp 30 lần tốc độ âm thanh, ở độ cao từ 40 đến 100km - Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin hôm 23.8.

JF-22 sẽ là đường hầm gió siêu tốc tiên tiến nhất thế giới khi được xây dựng hoàn chỉnh vào năm 2022, sẽ góp phần phát triển máy bay siêu thanh và hàng không vũ trụ.

 

Đường hầm gió siêu tốc JF-22 của Trung Quốc đang được xây dựng ở quận Hoài Nhu, Bắc Kinh, năm 2021. Ảnh chụp màn hình CCTV
Đường hầm gió siêu tốc JF-22 của Trung Quốc đang được xây dựng ở quận Hoài Nhu, Bắc Kinh, năm 2021. Ảnh chụp màn hình CCTV


Jiang Zonglin - nhà nghiên cứu tại Viện Cơ khí, Học viện Khoa học Trung Quốc và là trưởng nhóm của dự án - cho biết, máy bay siêu thanh sẽ có thể bay với tốc độ từ Mach 5 (6.125km/h) đến Mach 10 (12.250km/h) tới bất kỳ địa điểm nào trên thế giới trong vòng một hoặc hai giờ, đồng thời giảm 90% chi phí phóng vệ tinh và tàu vũ trụ.

Theo bản tin của CCTV, một bảng hiển thị ở khu vực đường hầm gió sử dụng hình ảnh minh họa phương tiện bay thử nghiệm siêu thanh X-51 WaveRider của Mỹ làm mô tả máy bay siêu thanh.

Theo website Không quân Mỹ, chương trình thử nghiệm X-51 nhằm mở đường cho vũ khí siêu thanh, tình báo siêu thanh, giám sát và trinh sát cũng như khả năng tiếp cận vũ trụ trong tương lai.

 

 Mô hình phương tiện bay thử nghiệm siêu thanh X-51 của Mỹ. Ảnh: Wiki
Mô hình phương tiện bay thử nghiệm siêu thanh X-51 của Mỹ. Ảnh: Wiki


Fu Qianshao, chuyên gia hàng không Trung Quốc, nói với Thời báo Hoàn cầu hôm 23.8 rằng, việc phát triển máy bay siêu thanh sẽ thực hiện sớm hơn máy bay hàng không vũ trụ vì chúng ít phức tạp hơn về mặt công nghệ và máy bay siêu thanh ban đầu có thể dùng một lần, khi chúng được sử dụng cho các mục đích quân sự như trinh sát và tấn công.

Sau đó, máy bay siêu thanh có thể phát triển phục vụ các mục đích dân dụng bao gồm cả vận tải, chuyên gia Fu dự đoán.

Máy bay hàng không vũ trụ sẽ khó phát triển hơn, nhưng sẽ rất đáng giá, ông Fu nói, lưu ý rằng chúng đòi hỏi tốc độ nhanh hơn và hệ thống động lực phức tạp hơn, có thể là sự kết hợp của động cơ phản lực cánh quạt và động cơ tên lửa để có tốc độ siêu thanh.

Sau khi phát triển thành công đường hầm gió JF-12 vào năm 2012 có thể mô phỏng tốc độ Mach 5 đến Mach 9 và đã hỗ trợ cho các sứ mệnh hàng không và vũ trụ lớn của Trung Quốc, dự án JF-22 bắt đầu được thực hiện vào tháng 3.2018, theo CCTV.

JF-22 sẽ cùng JF-12 tạo thành một nền tảng thí nghiệm khí động học hàng đầu thế giới có thể đáp ứng mọi tốc độ siêu thanh.

Fu cho biết, đường hầm gió là cách chính xác và hiệu quả hơn để phát triển máy bay mới so với các phương pháp khác như mô phỏng máy tính và thí nghiệm mô hình.

Trong một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Physics of Gases, các nhà khoa học trong các sứ mệnh trên Mặt trăng và sao Hỏa của Trung Quốc đã tiết lộ ý tưởng thiết kế mới cho một máy bay siêu thanh lớn hơn Boeing 737.

 

Mô hình máy bay siêu thanh Trung Quốc. Ảnh: Beijing Institute of Technology (Viện Công nghệ Bắc Kinh)
Mô hình máy bay siêu thanh Trung Quốc. Ảnh: Beijing Institute of Technology (Viện Công nghệ Bắc Kinh)


Mục tiêu của Trung Quốc là hiện thực hoá cơ chế bay siêu thanh vào năm 2025, bao gồm một động cơ giúp máy bay bay với tốc độ tên lửa. Đến năm 2035, mục tiêu của Trung Quốc là vận hành một đội máy bay siêu thanh có thể vận chuyển 10 hành khách đến bất kỳ nơi nào trên Trái đất trong vòng một giờ. Cuối cùng, vào năm 2045, Trung Quốc đặt mục tiêu có máy bay siêu thanh chở hơn 100 hành khách mỗi chuyến bay.

https://laodong.vn/the-gioi/may-bay-sieu-thanh-trung-quoc-co-the-bay-toi-moi-noi-tren-the-gioi-trong-2h-945405.ldo

Theo Khánh Minh (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

(GLO)- Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) được đánh giá là một những điển hình về tăng gia sản xuất trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Nhờ tăng gia sản xuất hiệu quả, đơn vị đã nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho bộ đội, đảm bảo quân số khỏe phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

(GLO)- Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã An Khê chủ động tham mưu giúp Thị ủy, UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và làm tốt công tác dân vận, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh sẽ giao 2.650 công dân cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp đã triển khai chặt chẽ các khâu, các bước, nhất là khám sức khỏe với phương châm “tuyển người nào chắc người đó“.
Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

(GLO)- Ngày 29-11, Thành ủy Pleiku tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới“. Đồng chí Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố cùng các đồng chí Thường trực Thành ủy Pleiku đồng chủ trì hội nghị.