Mặt trời lúc nửa đêm - Kỳ 2: Học cầm bút

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
'Quá tuổi 15, tôi bắt đầu suy nghĩ nhiều hơn về sức khỏe, tương lai. Bế tắc, tôi tìm đến những người thầy của đời mình theo một cách đầy tình cờ. Và cứ thế, tôi tiếp tục đi học...'.
 
Vẽ giúp Lợi khai phá năng lực bản thân - Ảnh: CÔNG TRIỆU
Nguyễn Hồng Lợi rỉ rả chuyện mình.
Con chữ bất thành
Buổi đầu đến Trường Tật Nhi (nay là Trung tâm Dạy nghề người khuyết tật TP.HCM), được cầm bút học chữ làm Lợi phấn khích lắm. Ngồi viết mà cậu có cảm giác "nhồn nhột" bởi hàng chục ánh mắt của các bạn. Có bạn nhìn thẳng, có bạn len lén hướng mắt về mình.
"Mình là người rất đặc biệt của lớp mà", Lợi cười tươi. Trong lớp, không chỉ cô thầy, nhiều bạn khác cũng tò mò xem cậu bé "độc thủ" với mỗi cánh tay trái nguệch ngoạc thế nào. Vài lời khen chắc cũng thật lòng làm Lợi ấm lòng.
Cứ thế, Lợi lao vào những bài học mới với tâm trạng đầy hứng thú, rằng mình sẽ học ngang bằng, thậm chí vượt các bạn. Cậu suy nghĩ: "Mình khuyết thiếu thân thể nhưng đầu vẫn lành lặn mà". Cho đến ngày những môn học tự nhiên bắt đầu làm khó cậu.
"Có những bài toán, lý tôi nghiền ngẫm đến nỗi cáu mà vẫn không giải được. Tôi hoài nghi liệu những bằng khen lớp dưới mình đạt được là do thầy cô thương khen động viên", Lợi tâm sự.
Cố gắng tột cùng nhưng áp lực cứ kéo dài mà kết quả chẳng đem lại điều gì. Cho đến đợt thi học kỳ 2 lớp 8, cậu không còn nghi ngờ rằng mình không thể theo nghiệp chữ được nữa, đặc biệt là những môn học liên quan đến con số vô cùng rối rắm.
"Lợi không theo kịp mọi người" - đó là nhận xét của cô giáo về học lực của Lợi.
Cậu thầm cảm ơn cô dù lòng đầy mặc cảm về sự kém cỏi. Hết lớp 8, cậu xin mẹ nghỉ học và được đồng ý. Người mẹ biết đứa con yêu thương đã cố hết sức mình trước khi muốn nghỉ học.
Ở nhà, thời gian trống của Lợi trong làng Hòa Bình nhiều hơn. Việc đưa đón các em, làm việc nhà không thỏa mãn được sự hiếu động ở độ tuổi dậy thì 16 của Lợi.
"Tôi lo lắng về tương lai của mình. Tôi muốn biết rằng ngoài học chữ, liệu mình sẽ làm được điều to tát hơn?".
Hình ảnh đĩnh đạc của nhà thiết kế Sĩ Hoàng ập đến. Lợi lao ngay đến hộc tủ, lục lọi tấm danh thiếp mà chính ông đã tận tay trao hơn hai năm trước. Lời dặn dò "nếu cần gì cứ tìm chú" bỗng ùa về.
Bất ngờ cọ vẽ
Trên xe lắc của mình, Lợi lần theo địa chỉ ghi trên danh thiếp. Hàng trăm viễn cảnh xấu tốt khi gặp ông hiện ra trước mắt khiến cậu chần chừ suốt cả đường đi. Một vài điều cứ quẩn trong lòng cậu: sự khiếm khuyết thân thể, kết quả học tập kém cạnh bạn đồng lứa, cùng điều kiện gia đình chẳng có gì...
Đến đúng địa chỉ, Lợi căng mình đẩy xe vào. Nhà thiết kế Sĩ Hoàng điềm đạm, ân cần chào hỏi. Lợi lấy hết tự tin xin học nghề. Chứng kiến sự trầm tư ít phút của người đối diện, lòng Lợi lo lắm.
"Tôi sợ bị từ chối, sợ chính sự khiếm khuyết của mình khiến ông không nhận tôi. Tôi hồi hộp, căng thẳng. Nhưng ông nói "chỉ cần con siêng năng". Tôi vỡ òa nghe nhà thiết kế ân cần", anh hồi tưởng.
Ngay hôm sau, Lợi đến xưởng thiết kế. Buổi đầu cầm cọ vẽ thử trên vải khá xa lạ, nhưng trước đó cậu đã trải học vẽ ở làng Hòa Bình và có tác phẩm được triển lãm nên chất liệu mới không vấn đề gì. Tuy nhiên, chất liệu mới này "bút sa là gà chết" nên cần sự tỉ mỉ và chính xác tuyệt đối.
Nhiều ngày liền, Lợi loay hoay với một cánh tay, tự răn mình theo lời dặn "siêng năng" của thầy. "Mình phải làm được". Kể từ đó, bất kể công đoạn nào cũng được cậu nắn nót, lặp đi lặp lại đến thuần thục.
Dường như sự thương cảm của mọi người đối với Lợi làm cho công việc tốt hơn thông qua sự kèm cặp nhiệt tình và cặn kẽ.
Và rồi, hơn 3 năm vừa học vừa làm đủ để Lợi làm tốt mọi thứ. Những công đoạn soạn khung, căng vải, đi nét, pha màu, sấy hay kỳ cọ... từng thử thách lòng kiên nhẫn của cậu trước kia đều được vượt qua.
"Đã đủ chưa? Mình phải làm gì nữa? Phải có cái gì riêng cho mình chứ?". Trước những thao tác tô màu lên khung hình có sẵn mà người khác đưa cho, Lợi đặt những câu hỏi với yêu cầu mình phải tạo ra cái gì đó riêng biệt.
Kết quả, Lợi khoe đầy niềm tự hào về những bộ áo dài do chính mình tạo ra được các cô hoa hậu người Hàn trình diễn tha thướt trong một cuộc thi sắc đẹp. Mọi người vẫn thường nói rằng vẻ đẹp của sự khuyết thiếu luôn nổi bật...
 
Lợi (giữa) chụp chung với các y bác sĩ ở làng Hòa Bình - Ảnh CÔNG TRIỆU chụp lại
Và phải khỏe...
Công việc thiết kế phải ngồi lâu khiến cơ thể Lợi bắt đầu trở chứng. Khoảng thời gian vận động hiếm hoi khi đưa tụi nhỏ đi học mỗi sáng không còn khiến sức khỏe Lợi ảnh hưởng hẳn. Hiệu quả công việc cứ như giậm chân khiến cậu nghĩ đến sức khỏe mình nhiều hơn.
"Thằng cụt sẽ đi tập thể hình" - ý tưởng trong đầu Lợi vụt lóe lên.
Mùa hè mới bắt đầu bằng hàng chục ánh mắt săm soi đổ dồn vào cậu khi chiếc xe lắc đến trước cổng phòng tập thể hình nằm trên đường Vườn Chuối (Q.3).
Ban đầu, Lợi chần chừ và không dám xuống xe. Nhưng rồi chính một trong những câu hỏi mà phút lo sợ cậu nghĩ đến là "liệu rằng mình có làm được không?" đã thôi thúc cậu.
Một người đàn ông cao to vạm vỡ tiếp đón niềm nở. Tuổi đôi mươi lúc này đã cho phép Lợi đủ tự tin mở lời: "Tôi muốn có sức khỏe". Câu nói khiến ông nhìn từ đầu đến chân Lợi mà chẳng nói lời nào rồi nhận anh vào tập.
Như bao lần, anh được nhận vào tập miễn phí kèm điều kiện "phải siêng năng và kiên trì".
"Việc thầy thông báo mọi người về sự có mặt học viên mới là tôi khiến tất cả ánh mắt trong phòng tập đổ dồn về. Quá quen với ánh mắt đó nên tôi hiểu họ đang nghĩ gì. Sau vài phút "training" cách thức và nguyên tắc của phòng tập, tôi bắt đầu nắm lấy cục tạ. Nó không nặng, nhưng tôi không thể nhấc nổi quá 5 lần.
"Vì sao mọi người làm được mà mình thì không?". Tôi tiếp tục hoài nghi về khả năng mình.
Tôi không sao hiểu được lý do nhưng mọi người thì có. Một anh bạn tập cùng đã chỉ cho tôi những lỗi sai căn bản mà tôi mắc phải. Và sau khi lắng nghe hướng dẫn, tôi bắt đầu làm mọi thứ như tốt hơn", Lợi chia sẻ những buổi đầu tập luyện.
Lợi thích nghi khá nhanh với những bài tập mà mọi người soạn ra. Sau hai tháng vật vã cùng quả tạ, cơ thể anh chuyển khác. Anh cảm nhận rõ sự phát triển của các cơ và đặc biệt là sức khỏe cải thiện hẳn. Anh có thể ngồi vẽ lâu hơn mà chẳng hề mỏi mệt. Bộ cơ ngực, cơ tay và bả vai căng nở lên.
Thi thoảng anh tự hào khi thấy học viên mới nào đó nhìn những gân cơ rắn chắc trong ánh mắt ngưỡng mộ. Càng tập, anh lại càng tự tin. Anh tự tin khi nhận ra dù cơ thể khuyết thiếu nhưng mình cũng làm được điều mà những người bình thường thường làm.
Cầm chắc cây cọ bằng tay trái duy nhất còn lành lặn giúp Lợi có động lực khai phá bản thân. Nhưng không muốn bị nhấn chìm trước sóng đời nghiệt ngã, Lợi tiếp tục đối diện.

Kỳ tới: Đối diện với con sóng

Công Triệu (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Tìm lại tên cho đồng đội

Tìm lại tên cho đồng đội

Dưới cái nắng oi bức cuối mùa hạ, 3 người cựu chiến binh Sư đoàn 308 vẫn miệt mài đi từng hàng mộ chí tít tắp ở Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9 (NTLS Đường 9) để tìm kiếm thông tin về liệt sĩ. Thỉnh thoảng họ dừng lại ở một phần mộ nào đó và trò chuyện với nhau rất lâu.
Dự án LRAMP song hành cùng người dân vùng khó - Kỳ 1: Đổi thay cùng LRAMP

Dự án LRAMP song hành cùng người dân vùng khó - Kỳ 1: Đổi thay cùng LRAMP

(GLO)- Từ năm 2018 đến nay, 87 chiếc cầu, cống thuộc Dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (LRAMP) do Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư đã đem đến sự đổi thay to lớn ở các buôn làng vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Gia Lai.
Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 2: Đi tìm xác chiếc máy bay bị du kích Jrai bắn rơi

Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 2: Đi tìm xác chiếc máy bay bị du kích Jrai bắn rơi

(GLO)- Ngày 12-5-1970, du kích người Jrai Puih Glớ (làng Maih, xã B6, huyện 4; nay là xã Ia Hrung, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) cùng đồng đội bắn rơi chiếc máy bay trực thăng khiến hàng chục binh sĩ cấp cao của quân đội Mỹ thiệt mạng. Vậy, xác chiếc trực thăng ấy bây giờ ở đâu?
Còn lại gì sau bão Yagi?

Còn lại gì sau bão Yagi?

Khi cơn bão Yagi quét qua, nhà cửa, đường sá, cầu cống - những gì tưởng chừng kiên cố nhất cũng bị gió bão, mưa lũ cuốn phăng. Xót xa hơn, sự sống - thứ đáng quý nhất cũng bị đánh cắp trong phút chốc.
Bãi giữa sông Hồng lao đao sau bão lũ

Bãi giữa sông Hồng lao đao sau bão lũ

Đã hơn mười ngày trôi qua kể từ lúc người dân xóm Phao ở bãi giữa sông Hồng chạy trốn cơn lũ dồn đuổi, họ vẫn chưa thể về nhà. Bãi giữa bị nước nuốt chửng, nuốt tất cả những gì gọi là của cải của dân xóm Phao. Cuộc sống thường nhật của họ nơi bãi sông đã khốn khó, nay lại càng thêm bế tắc...
Trở lại Phú Sĩ thu

Trở lại Phú Sĩ thu

Tôi khá có duyên với nước Nhật. Kể cả lần đi này thì tôi đến nước Nhật năm lần, trong đó hai lần đi công tác, một lần nửa công tác, nửa tham quan và hai lần đi theo tua.
Giữa mùa mưa kể chuyện… đảo 'khát'

Giữa mùa mưa kể chuyện… đảo 'khát'

Do cấu tạo địa chất đặc biệt nên đảo Bé không tích tụ được mạch nước ngầm, người dân trên đảo phải dùng lu, bể... để hứng nước mưa dùng vào sinh hoạt. Hàng trăm năm qua, cộng đồng nhỏ bé hơn 500 người ấy tồn tại giữa biển khơi như một cuộc thi gan cùng tạo hóa.
Lặng thầm cống hiến nơi phên giậu Tổ quốc

Lặng thầm cống hiến nơi phên giậu Tổ quốc

(GLO)- Dẫu có những quãng ngắt do sóng chập chờn nhưng cuộc điện thoại với người thân trong gia đình mỗi buổi tối là “liều thuốc tinh thần” để cán bộ, chiến sĩ tại các chốt của Đồn Biên phòng Ia Lốp (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) vượt qua khó khăn, lặng thầm cống hiến nơi phên giậu Tổ quốc.