Mang Yang: Ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng giao thông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Huyện Mang Yang đã tập trung nhiều nguồn lực đầu tư cải thiện hạ tầng giao thông nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

Tạo động lực cho xã vùng khó

Lơ Pang là xã vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn của huyện Mang Yang. Xã có 1.580 hộ với trên 5.000 khẩu, trong đó hơn 70% dân số là người Bahnar. Bà Đinh Thị Lan-Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã-cho hay: Lơ Pang nằm cách trung tâm huyện chỉ khoảng 20 km và có tỉnh lộ 666 chạy qua. Tuy nhiên, lâu nay, xe vận chuyển các loại hàng hóa lại đi theo hướng đường liên xã Hà Ra-Lơ Pang mà không đi theo tỉnh lộ 666. Nguyên nhân vì tỉnh lộ 666 có nhiều đoạn còn là đường đất. Mùa mưa lầy lội, xe chở hàng hoặc vật tư phục vụ sản xuất di chuyển khó khăn. Mùa nắng thì đường mịt mù bụi. Còn đường liên xã Hà Ra-Lơ Pang mới được đầu tư thảm bê tông, việc vận chuyển nông sản, đi lại của bà con đã thuận lợi, an toàn hơn.

 Thi công sửa chữa đường liên xã Ayun-Đak Jơ Ta (huyện Mang Yang). Ảnh: Lê Hòa
Thi công sửa chữa đường liên xã Ayun-Đak Jơ Ta (huyện Mang Yang). Ảnh: Lê Hòa


Tương tự, nhiều năm về trước, nhắc tới xã Ayun hay Đak Jơ Ta, nhiều người không khỏi lo ngại bởi tuyến đường trục chính theo hướng vào Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh xuống cấp, nhỏ hẹp. “Nhờ kêu gọi xã hội hóa, một số doanh nghiệp đã chung tay cùng địa phương để sửa chữa. Đến nay, tuyến đường từ ngã ba Plei Bông vào cổng Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh cơ bản đã đẹp đẽ, rộng rãi. Bà con trong vùng phấn khởi vì điều kiện đi lại thuận lợi, an toàn. Du khách về đây ngày một nhiều hơn, bà con có thêm nguồn thu từ dịch vụ. Đặc biệt, nhờ tuyến đường được đầu tư cải tạo kịp thời, xã Ayun đã hoàn thành mục tiêu về đích nông thôn mới vào năm 2019”-ông Trịnh Thanh Dũng-Chủ tịch UBND xã-phấn khởi cho biết.

Hàng chục tỷ đồng đầu tư huyết mạch giao thông

Theo ông Trần Nam Danh-Trưởng phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Mang Yang: Trong năm 2020, trên địa bàn huyện đã được đầu tư khoảng 43 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh, vốn các chương trình mục tiêu quốc gia để xây dựng, cải tạo một số tuyến giao thông ở thị trấn và đường liên xã. Điển hình như tuyến đường liên xã Hà Ra-Lơ Pang, Đak Yă đi Ayun và Đak Jơ Ta, các tuyến đường nội thị thị trấn Kon Dơng… “Ước tính, tỷ lệ đường được bê tông hóa, nhựa hóa trên địa bàn huyện đã đạt trên 80%”-ông Danh nhấn mạnh.

Đơn vị thi công tiến hành đổ bê tông để thảm bê tông lớp 1 trên tuyến đường liên xã Ayun, Đak Jơ Ta. Ảnh: Lê Hòa
Đơn vị thi công tiến hành đổ bê tông để thảm bê tông lớp 1 trên tuyến đường liên xã Ayun, Đak Jơ Ta. Ảnh: Lê Hòa


Đặc biệt, từ năm 2018 đến 2020, nguồn vốn ngân sách tỉnh đã đầu tư 44,5 tỷ đồng xây dựng tuyến đường liên xã Hà Ra-Lơ Pang. Năm 2020, cũng từ nguồn vốn này tiếp tục đầu tư 20 tỷ đồng nâng cấp 4 km trên tuyến liên xã Đak Yă đi Ayun và Đak Jơ Ta. Trong năm 2021 và 2022, huyện sẽ triển khai đầu tư 34 tỷ đồng làm 6,6 km đường lên làng Đê Kôn (xã Hà Ra) để giải quyết khó khăn về hạ tầng giao thông.

Cũng theo ông Danh, bên cạnh sự quan tâm đầu tư từ nguồn ngân sách, thực hiện chủ trương “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, các địa phương cũng đã huy động nhiều nguồn lực để xây dựng, cải tạo hạ tầng giao thông. “Tuy nhiên, hiện nay, nhiều nơi chỉ mới tập trung đầu tư xây dựng mà chưa dành sự quan tâm đúng mức cho công tác bảo trì, bảo dưỡng. Điều này khiến nhiều tuyến đường nhanh chóng hư hỏng, xuống cấp, nhưng không được bố trí vốn sửa chữa kịp thời. Một khi hạ tầng giao thông đã hư hỏng, xuống cấp nặng thì việc đầu tư làm mới rất tốn kém”-ông Danh băn khoăn.

 

 LÊ HÒA
 

Có thể bạn quan tâm

Ia Pa: Dấu ấn 22 năm

Ia Pa - Dấu ấn 22 năm

(GLO)- Trải qua 22 năm xây dựng và phát triển, cán bộ và đồng bào các dân tộc huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng-an ninh.

Nông thôn làng Thơh Ga B ngày càng khởi sắc, khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Quang Tấn

Chư Pưh: Đổi thay ở làng nông thôn mới Thơh Ga B

(GLO)- Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, diện mạo nông thôn của làng Thơh Ga B (xã Chư Don) đã có nhiều thay đổi tích cực. Nhờ đó, làng đã được UBND huyện Chư Pưh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).

Nghĩa tình với người dân thôn Plei Hek

Nghĩa tình với người dân thôn Plei Hek

(GLO)- Ngày 29-4, đoàn y, bác sĩ Bệnh viện Y dược cổ truyền và Phục hồi chức năng, Công ty Thiên Phúc Farma, Công ty CPTM Natulife Việt Nam tổ chức chương trình khám bệnh, phát thuốc miễn phí và tặng quà bà con thôn Plei Hek (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện)-thôn kết nghĩa với Sở Y tế Gia Lai.

Đổi thay ở xã anh hùng

Đổi thay ở xã anh hùng Ia Phìn

(GLO)- Phát huy truyền thống anh hùng, Đảng bộ, chính quyền và người dân xã Ia Phìn (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) tiếp tục đoàn kết, chung tay xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Cuối năm 2017, xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Sở Y tế tỉnh Gia Lai trao tiền hỗ trợ em Nêu

Sở Y tế tỉnh Gia Lai trao tiền hỗ trợ em Nêu

(GLO)- Chiều 28-4, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Gia Lai do Phó Giám đốc Ksor Hiền-Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh làm trưởng đoàn đến thăm hỏi, động viên và trao tiền hỗ trợ cho em Nêu (SN 2018, làng Kol, xã Trang, huyện Đak Đoa) mồ côi cả cha và mẹ.

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

(GLO)- Ngày 25-4, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-Ttg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. Trong đó có việc bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025.