Mang Yang quảng bá sản phẩm OCOP

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ ngày 17 đến 22-10, tại thị trấn Kon Dơng, UBND huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội chợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, sinh vật cảnh và các tác phẩm hội họa. Đây là cơ hội quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP đến đông đảo người tiêu dùng.
Đa dạng sản phẩm OCOP
Hội chợ lần này có 8 gian hàng trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP của huyện Mang Yang cùng 4 gian hàng của các huyện Đak Pơ, Đak Đoa và thị xã An Khê. Các sản phẩm đều có bao bì, nhãn mác đầy đủ; một số sản phẩm còn dán tem truy xuất nguồn gốc. Những mặt hàng giới thiệu tại hội chợ đều là sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của các địa phương như: cà phê bột Linh Nham, tiêu hữu cơ, cao đinh lăng, tinh dầu, rượu đan sâm, măng le sấy khô, trà thảo dược, gạo ĐT, mật ong và các loại trái cây.
Không khí hội chợ khá nhộn nhịp, thu hút nhiều khách hàng đến tham quan, mua sắm ngay từ ngày khai mạc. Gian hàng trưng bày các sản phẩm: tinh dầu sả, tinh dầu màng tang, tinh dầu sachi, cao bồ kết, xịt dưỡng tóc, sữa rửa mặt… của Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ An Bình Phát (thị trấn Kon Dơng) thu hút đông khách hàng đến trải nghiệm, mua sắm. Khách hàng có thể dùng thử các sản phẩm trực tiếp tại gian hàng. Mỗi sản phẩm có giá trung bình 50-90 ngàn đồng. Ông Lê Xuân Nhàn-Giám đốc HTX-cho biết: Nguyên liệu tạo ra sản phẩm hoàn toàn tự nhiên, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng. Hội chợ đã tạo cơ hội để HTX quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến với đông đảo khách hàng.
Khách hàng tham quan, mua sắm tại gian hàng của Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Hùng Thơm Gia Lai. Ảnh: Minh Nhật
Khách hàng tham quan, mua sắm tại gian hàng của Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Hùng Thơm Gia Lai. Ảnh: Minh Nhật
Gian hàng bán gạo ĐT của HTX Nông-lâm nghiệp và dịch vụ Đak Trôi (xã Đak Trôi) cũng nhận được sự quan tâm của nhiều khách hàng. Gạo ĐT đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Từ tối 17 đến hết ngày 18-10, gian hàng đã bán được 400 kg gạo ĐT. Chị Phạm Thị Mỹ Châu cho biết: “Khách hàng rất quan tâm tới các sản phẩm đặc trưng của địa phương bởi uy tín, chất lượng. Nhiều khách hàng đã xin số điện thoại liên hệ để tiện hợp tác, đặt hàng sau này”.
Với sự đa dạng sản phẩm, các gian hàng đã tạo ấn tượng tốt với khách hàng đến tham quan, mua sắm. Bà Hoàng Thị Quế Nhàn (xã Đak Yă) chia sẻ: “Những hội chợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP như thế này thật ý nghĩa, giúp người dân trong huyện và các vùng lân cận mua sắm sản phẩm đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giá cả cũng phù hợp”.
Cơ hội quảng bá, xúc tiến thương mại
Ngoài các gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP, hội chợ còn có 5 gian hàng trưng bày cây cảnh, tác phẩm hội họa, sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các nghệ nhân, nhà vườn thuộc Hội Sinh vật cảnh các huyện: Mang Yang, Đak Pơ, Đak Đoa và thị xã An Khê.
Ông Bùi Vạn Tấn-hội viên Hội Sinh vật cảnh huyện Mang Yang-thông tin: “Đây là lần đầu tiên Hội Sinh vật cảnh huyện phối hợp tổ chức trưng bày, triển lãm cây cảnh. Chúng tôi mong muốn những hội chợ như thế này sẽ được tổ chức thường xuyên hơn để hội viên có cơ hội giới thiệu sản phẩm đến với đông đảo du khách trong và ngoài huyện”.
Lãnh đạo huyện Mang Yang tặng hoa cho các đơn vị tham gia Hội chợ trưng bày sản phẩm OCOP, sinh vật cảnh và các tác phẩm hội họa năm 2022. Ảnh: Hà Phương
Lãnh đạo huyện Mang Yang tặng hoa cho các đơn vị tham gia Hội chợ trưng bày sản phẩm OCOP, sinh vật cảnh và các tác phẩm hội họa năm 2022. Ảnh: Hà Phương
Hội chợ được tổ chức nhân kỷ niệm 72 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện Mang Yang (20/10/1950-20/10/2022), 22 năm Ngày thành lập huyện (22/10/2000-22/10/2022). Trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm còn có các sự kiện: công bố biểu trưng huyện Mang Yang; hội thi cồng chiêng; Giải Việt dã chinh phục đỉnh Pờ Yầu lần thứ I; hội nghị gặp mặt, tuyên dương cán bộ, công chức, viên chức, lao động năm 2022.
Người dân đến hội chợ đều bày tỏ sự thích thú khi chiêm ngưỡng các loại sinh vật cảnh với nhiều kiểu dáng “độc lạ” được nhà vườn dày công chăm sóc. Ông Hoàng Phú (Hội Sinh vật cảnh thị xã An Khê) cho hay: Mỗi tác phẩm được nhà vườn trau chuốt tỉ mỉ đến từng chi tiết. Hội chợ là dịp để các nhà vườn chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao tay nghề trong tạo dáng bonsai.
Trao đổi với P.V, ông Krung Dam Đoàn-Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Mang Yang-chia sẻ: Hội chợ là cơ hội rất tốt để các doanh nghiệp, HTX, nhà vườn liên doanh, kết nối hoạt động sản xuất kinh doanh, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm sau đại dịch Covid-19. Đây cũng là dịp để huyện xây dựng chuỗi liên kết sản phẩm OCOP chất lượng, giới thiệu các sản phẩm tiềm năng của huyện đến với người tiêu dùng. Ấn tượng tốt với những trải nghiệm này, khách hàng sẽ góp phần giới thiệu sản phẩm và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Hội chợ thành công là tiền đề để huyện tiếp tục tổ chức các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm thường xuyên hơn trong thời gian tới.
MINH NHẬT - PHƯƠNG HÀ 
 
 

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.