Mang Yang: Phát huy vai trò người uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, đời sống kinh tế-xã hội ở huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) ngày một phát triển; an ninh trật tự được giữ vững. Trong kết quả chung đó có phần đóng góp không nhỏ của đội ngũ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Toàn huyện Mang Yang hiện có 8.899 hộ đồng bào dân tộc thiểu số với 42.267 khẩu. Huyện có 60 già làng, trưởng thôn, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại 12 xã, thị trấn.

Những năm qua, đội ngũ người có uy tín đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia các phong trào thi đua của địa phương; đồng thời đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ để vươn lên thoát nghèo bền vững.  

1.Toàn huyện hiện có 8.899 hộ/42.267 khẩu DTTS; trong đó có 60 già làng, thôn trưởng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống tại 12 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Trong ảnh: Già làng Srôi làng Đăk Trôk thị trấn Kon Dỡng vận động bà con xây dựng trong các phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”, “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” và phong trào xây dựng nông thôn mới.
Già làng Srôi (bìa trái)-làng Đak Trôk, xã Đak Yă vận động bà con tham gia các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”, “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” và phong trào xây dựng nông thôn mới.
 
2.Với vai trò là thôn trưởng kiêm bí thư chi bộ, Ông Vôt làng B’rếp xã đăk Djrăng huyện Mang Yang thường xuyên phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương vận động bà con không vượt biên trái phép, không phá rừng, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Là người có uy tín nhiều năm liên tục được bà con yêu mến.
Với vai trò là Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Brếp (xã Đak Djrăng), ông Vôt thường xuyên phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương vận động bà con không vượt biên, không phá rừng, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế. 
 
3.Ông tích cực tham gia phát triển kinh tế hộ gia đình để con cháu và bà con trong làng làm theo. Hiện ông chăn nuôi 12 con bò, 4 con dê, 4 ha cao su, 2 ha cà phê đang kinh doanh. Bình quân mỗi năm thu nhập trên 100 triệu đồng.
Để làm gương cho dân làng, ông Vôt tích cực phát triển kinh tế gia đình. Hiện gia đình ông đang nuôi 12 con bò, 4 con dê, trồng 4 ha cao su, 2 ha cà phê; bình quân mỗi năm thu nhập trên 100 triệu đồng.
 
Tại làng B’rếp xã Đăk Djrăng huyện Mang Yang còn có Già làng Tơn (thứ 2 bên phải). Ông không quản ngại nắng mưa để đến từng hộ vận động người dân thay đổi nhận thức, chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao; vận động bà con xây dựng làng B’rếp đạt chuẩn nông thôn mới toàn diện. Nhờ đó, mà nhiều hộ dân trong làng đã vươn lên thoát nghèo làm giàu chính đáng.
Tại làng Brếp, già làng Tơn (thứ 2 từ phải sang) cũng không quản ngại nắng mưa đến từng hộ vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao hiệu quả kinh tế. Nhờ đó, nhiều hộ đã thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu. Ông cũng tích cực vận động bà con xây dựng làng Brếp trở thành làng đầu tiên của huyện Mang Yang đạt chuẩn nông thôn mới. 
 
Đến với Bà Đinh Thị Her ở làng  ĐêKjiêng xã Ayun người có uy tín đã vận động người dân vay vốn phát triển sản xuất, xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, lễ hội…; xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp; tuyên truyền chính sách, pháp luật liên quan đến công tác dân tộc, nêu cao tinh thần đoàn kết các dân tộc… Nhờ đó, nhiều năm liền, trên địa bàn không xảy ra vi phạm pháp luật về tôn giáo, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên rõ rệt.
Bà Đinh Thị Her-người có uy tín ở thôn 2, xã Ayun-đã vận động dân làng vay vốn phát triển sản xuất; xóa bỏ các tập tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, lễ hội…; tuyên truyền chính sách, pháp luật liên quan đến công tác dân tộc, nêu cao tinh thần đoàn kết. Nhờ đó, nhiều năm liền, trên địa bàn thôn 2 không xảy ra vi phạm pháp luật về tôn giáo, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên rõ rệt.
 
Tại làng Kdung, xã H’ Ra, huyện Mang Yang, thực hiện chủ trương của xã, người có uy tín của làng là ông Y thành (người thứ 1 bên trái)đã vận động đồng bào nêu cao tinh thần cảnh giác, chống lại âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; không tin, không tin, không làm theo lời xúi giục, lôi kéo, móc nối của đạo Hà Mòn… Hiện nay, ông Y thành vẫn thường xuyên vận động bà con không còn nghe theo kẻ xấu, đã góp phần lớn trong việc đảm bảo an ninh trật tự.
Tại làng Kdung (xã Hà Ra), ông Y Thành (bìa trái) đã vận động người dân nêu cao tinh thần cảnh giác, không nghe, không tin, không làm theo lời xúi giục, lôi kéo của kẻ xấu, không tham gia tà đạo "Hà Mòn"… Qua đó, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn đã được đảm bảo.
 
Trong những người có uy tín trên địa bàn huyện phải kể đến ông Djin làng Đăk Trôk, thị trấn Kon Dỡng, được bà con tín nhiệm bầu là người có uy tín trong bản năm 2018. Với vai trò người có uy tín trong cộng đồng, ông đã tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cây trồng phát triển chăn nuôi trâu, bò để nâng cao thu nhập. Vận động nhân dân hiến đất, công lao động để làm 2 km đường giao thông bằng bê tông. Đến nay, 90% tuyến đường trong làng đã được bê tông hóa giúp bà con đi lại trao đổi hàng hóa thuận lợi hơn trước rất nhiều.
Ông Djin-Trưởng thôn Đak Trôk (xã Đak Yă) luôn nỗ l tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cây trồng, phát triển chăn nuôi trâu, bò để nâng cao thu nhập. Ông cũng vận động nhân dân hiến đất, công lao động để làm 2 km đường bê tông nội làng. Đến nay, 90% tuyến đường trong làng đã được bê tông hóa giúp bà con đi lại, vận chuyển hàng hóa thuận lợi.
 
Ông Yơp, (thư nhất bên phải)ở làng Đê Hrel, thị trấn Kon Dỡng, huyện Mang Yang là Trưởng ban Công tác Mặt trận từ năm 2001 đến nay. Là Người có uy tín về lĩnh vực phát triển kinh tế, ông Yơp tích cực vận động bà con chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế gia đình; đồng thời vận động bà con đăng ký xây dựng gia đình văn hóa; 100% số cháu trong độ tuổi đi học được đến trường.
Ông Yơp (bìa phải)-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Đê Hrel (thị trấn Kon Dơng) là một điển hình trong phát triển kinh tế gia đình ở làng. Từ kinh nghiệm của bản thân, ông đã  tích cực vận động dân làng chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để nâng cao thu nhập. Đồng thời, ông vận động bà con đăng ký xây dựng gia đình văn hóa; quan tâm chăm lo việc học hành của con cháu.
ĐỨC THỤY-PHAN LÀI (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.