Mang Yang phát huy vai trò già làng, người có uy tín

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm qua, đội ngũ già làng, người có uy tín ở huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) luôn là tấm gương tiêu biểu trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Xã Ayun có 2.018 hộ với 9.425 khẩu, tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 64,78%. Toàn xã có 5 già làng, người uy tín trong đồng bào DTTS.

Già làng Hyek-người có uy tín làng Đê Kjiêng (xã Ayun) cho hay: Trong các cuộc họp hay các buổi gặp gỡ, ông thường lồng ghép tuyên truyền, vận động dân làng chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xóa bỏ hủ tục, đoàn kết cùng nhau xây dựng nếp sống văn minh gắn với xây dựng nông thôn mới.

“Khi xảy ra mâu thuẫn trong dân, tôi cùng tổ hòa giải đến giải quyết kịp thời, không để trở thành điểm nóng hay khiếu kiện lên cấp trên. Năm 2023, làng chỉ xảy ra 2 vụ xích mích nhỏ. Riêng từ đầu năm đến nay không có vụ xích mích nào”-ông Hyek vui vẻ nói.

mang-yang-phat-huy-vai-tro-gia-lang-nguoi-co-uy-tin-bg-4971-5589.jpg
Già làng Hyek (bìa phải)-người có uy tín làng Đê Kjiêng (xã Ayun) tuyên truyền người dân chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Ảnh: L.N

Hơn 17 năm được bầu làm già làng, ông Đônh (làng Kon Brung, xã Ayun) luôn gương mẫu đi đầu mọi việc, đồng thời gần gũi để nắm bắt tâm tư, tình cảm của bà con.

Bên cạnh đó, ông vận động người dân làm tốt công tác bảo vệ rừng, không lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy, nâng cao tinh thần cảnh giác khi có người lạ vào làng; không nghe, không tin lời kẻ xấu kích động gây chia rẽ đoàn kết dân tộc.

Ngoài ra, ông còn vận động các gia đình không để con em nghỉ học sớm, không tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

“Để làm tốt công tác hòa giải, mình phải có kiến thức về pháp luật và kết hợp với luật tục của làng để phân tích cho mọi người hiểu. Trong khi xử lý các vụ việc đều phải có tình, có lý. Bản thân cần gương mẫu, sống chuẩn mực và nhắc nhở con cháu trong gia đình cũng phải chấp hành tốt pháp luật, hương ước của làng thì khi mình nói người dân mới nghe theo”-ông Đônh chia sẻ kinh nghiệm.

Theo ông Trịnh Thanh Dũng-Chủ tịch UBND xã Ayun: Cấp ủy, chính quyền địa phương thường xuyên quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi để các già làng, người có uy tín phát huy vai trò trong cộng đồng. Bằng uy tín và ảnh hưởng của mình, họ trở thành cánh tay nối dài của chính quyền trong thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc; cùng với người dân thực hiện tốt nghĩa vụ công dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

22lenam-9991-846.jpg
Trong những lúc nhàn rỗi ông Hyek-già làng, người có uy tín làng Đêkjiêng (xã Ayun) thường đan lát các vật dụng để phục vụ sinh hoạt trong nhà và lưu giữ nghề truyền thống. Ảnh: Lê Nam

Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 10 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Mang Yang thường xuyên tổ chức các hội nghị tập huấn, cung cấp thông tin về tình hình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật cho các già làng, người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS.

Đồng thời, tổ chức cho họ đi tham quan, học tập kinh nghiệm ở một số địa phương trong và ngoài tỉnh; tổ chức hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến và người có uy tín.

Huyện Mang Yang có 78/80 thôn, làng, tổ dân phố có đồng bào DTTS sinh sống; 58 làng đồng bào dân tộc Bahnar; 2 thôn, làng đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Toàn huyện có 60 người uy tín (57 người dân tộc Bahnar, 3 người dân tộc Tày).

Ông Vốt-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn, đồng thời là người có uy tín làng Brếp (xã Đăk Djrăng) chia sẻ: “Qua các lớp tập huấn, chúng tôi được cập nhật thông tin, bổ sung kiến thức pháp luật để thực hiện tốt công tác hòa giải ở cơ sở, tuyên truyền người dân chấp hành các quy định của pháp luật, không để mâu thuẫn xảy ra trong đời sống.

Đồng thời, vận động bà con chuyển đổi cây trồng, phát triển kinh tế gia đình và tham gia xây dựng nông thôn mới. Từ năm 2004 đến nay, làng Brếp luôn giữ vững danh hiệu làng văn hóa. Năm 2019, làng được UBND huyện công nhận đạt chuẩn nông thôn mới trong đồng bào DTTS”.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Tấn Hy-Phó Trưởng phòng Dân tộc huyện-khẳng định: Đội ngũ già làng, người có uy tín trong đồng bào DTTS luôn là tấm gương tiêu biểu trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Với vai trò của mình, các già làng, người có uy tín đã cung cấp nhiều thông tin liên quan đến tình hình an ninh trật tự, tham gia đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, đấu tranh xóa bỏ tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan; tham gia cảm hóa, giáo dục đối tượng FULRO, người lầm lỗi tại cộng đồng và giải quyết các vụ việc tranh chấp, khiếu kiện, mâu thuẫn trong cộng đồng.

“Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào DTTS để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Đồng thời, biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến và phát huy vai trò của đội ngũ người có uy tín trong đồng bào DTTS”-ông Hy thông tin.

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.