Mang Yang đầu tư phát triển sản phẩm OCOP

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Để nâng cao giá trị các mặt hàng nông sản, đặc sản của địa phương, năm 2022, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đăng ký xây dựng 15 sản phẩm OCOP. Các ý tưởng sản phẩm đăng ký rất phong phú, đa dạng.

Giai đoạn 2019-2021, huyện Mang Yang có 25 sản phẩm OCOP, trong đó có 24 sản phẩm đạt 3 sao, 1 sản phẩm đạt 4 sao. Riêng Hợp tác xã (HTX) Nông-lâm nghiệp Quyết Tiến (thôn 2, xã Ayun) có 6 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP gồm: măng le sấy khô, tinh dầu màng tang xịt phòng, tinh dầu màng tang nguyên chất, muối sả, cao đinh lăng toàn tính, cao đinh lăng thân lá. Ông Bùi Ngọc Thúc-Giám đốc HTX-cho hay: Chương trình OCOP đã tạo ra những sản phẩm mới từ chính những mặt hàng nông-lâm sản của địa phương. Nhờ đó, chương trình tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

“Khi tham gia Chương trình OCOP, HTX được hỗ trợ hướng dẫn về thủ tục hồ sơ đăng ký, thiết kế bao bì, nhãn mác cũng như quảng bá, xúc tiến thương mại. Các sản phẩm được chứng nhận OCOP giúp người tiêu dùng tin tưởng hơn, từ đó có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ. Năm nay, chúng tôi tiếp tục đăng ký xây dựng sản phẩm trà đinh lăng và đánh giá lại sản phẩm măng le sấy khô. Với sự hỗ trợ tích cực của Tổ tư vấn Chương trình OCOP, hy vọng sản phẩm của chúng tôi sẽ ngày càng hoàn thiện và được đánh giá cao”-ông Thúc nói.

 Các sản phẩm OCOP của Hợp tác xã Nông-lâm nghiệp Quyết Tiến (xã Ayun, huyện Mang Yang) ngày càng được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn. Ảnh: Vũ Thảo
Các sản phẩm OCOP của Hợp tác xã Nông-lâm nghiệp Quyết Tiến (xã Ayun, huyện Mang Yang) ngày càng được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn. Ảnh: Vũ Thảo


Trong khi đó, bà Nguyễn Hồng Dịu-Giám đốc HTX Dược liệu xanh Mang Yang (thị trấn Kon Dơng) thì cho biết: “Được sự vận động, hướng dẫn, hỗ trợ của ngành chức năng, năm 2020, HTX có 2 sản phẩm rượu đan sâm và đan sâm sấy khô đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Khi đưa ra thị trường, sản phẩm rất được ưa chuộng, có thời điểm lượng hàng không đủ cung ứng. Đây cũng là tín hiệu đáng mừng để chúng tôi có động lực mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Hợp tác xã huy động các thành viên đầu tư mở rộng diện tích trồng đan sâm, phấn đấu vùng nguyên liệu đạt 5 ha trong năm nay. Hiện chúng tôi đăng ký xây dựng sản phẩm cao đan sâm tham gia Chương trình OCOP năm 2022”.

Nhằm tạo đột phá trong thực hiện Chương trình OCOP, tháng 4-2021, huyện Mang Yang đã thành lập Tổ tư vấn chương trình. Ông Trần Thanh Vọng-thành viên Tổ tư vấn-cho biết: “Trong năm qua, Tổ tư vấn đã hỗ trợ, hướng dẫn các chủ thể xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, làm thủ tục đăng ký logo, nhãn mác, hệ thống truy xuất nguồn gốc, quản lý chất lượng, đăng ký sở hữu trí tuệ, xây dựng website… để hoàn thiện hồ sơ đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Nhờ được tư vấn nên các HTX, hộ gia đình đã mạnh dạn đăng ký xây dựng hồ sơ và tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm nhiều hơn”.

Trao đổi với P.V, ông Võ Văn Vinh-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Mang Yang-cho biết: “Các HTX và hộ gia đình rất phấn khởi khi được chính quyền quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ xây dựng sản phẩm. Các sản phẩm OCOP khi đưa ra thị trường nhận được nhiều đánh giá tích cực của người tiêu dùng. Để tiếp tục nâng cao giá trị các mặt hàng nông sản, đặc sản của địa phương, năm 2022, huyện đăng ký xây dựng thêm 15 sản phẩm OCOP. Năm nay, các ý tưởng sản phẩm đăng ký cũng đa dạng hơn, tập trung vào các sản phẩm như: nước lau sàn thảo dược đa năng, cà phê bột, bộ sản phẩm bơ, bộ sản phẩm chanh dây, trà thảo mộc đinh lăng, bộ sản phẩm đàn trưng, chuông gió, bộ sản phẩm dược liệu, nến thơm, gạo nếp nương…”.

Cũng theo ông Vinh, huyện có kế hoạch bố trí 1 cửa hàng tại thị trấn Kon Dơng để trưng bày và bán các sản phẩm OCOP. Bên cạnh đó, vận động một số hộ gia đình có sản phẩm tiêu thụ, bán ra thị trường nhiều năm để xây dựng, đăng ký đánh giá, phân hạng sản phẩm cho các năm tiếp theo. Ngoài ra, nhiều HTX đã liên kết xây dựng chuỗi giá trị, mở rộng diện tích vùng nguyên liệu, tăng năng suất để phục vụ xây dựng sản phẩm OCOP. Việc tham gia Chương trình OCOP đóng vai trò tích cực, giúp nâng cao chất lượng, giá trị cho các sản phẩm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

 

 VŨ THẢO
 

Có thể bạn quan tâm

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

(GLO)- Chiều 29-10, tại xã Ia Tô, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng, vật nuôi Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo đánh giá kết quả sản xuất giống lúa HG12 trên địa bàn huyện trong vụ mùa năm 2024. 

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

(GLO)- Sở hữu 5 ha cà phê với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng ông Amyơm (SN 1964; làng Dơk Rơng, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn muốn mở rộng thêm diện tích nhằm nâng cao thu nhập cùng quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Từ nguồn hỗ trợ của Trung ương và ngân sách địa phương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai phối hợp với các địa phương xây dựng nhiều mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi cho người dân. Nhờ đó, năng suất, chất lượng nông sản địa phương được nâng cao.

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

(GLO)- Tuy mới thành lập nhưng Tổ hội nghề nghiệp nuôi trùn quế xã Tú An (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã mang lại lợi ích kép cho các thành viên khi không chỉ tạo cơ hội chia sẻ kinh nghiệm làm ăn mà còn thúc đẩy việc nhân rộng mô hình chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế.