Mang trong bụng khối u 2 kg mà tưởng là đau dạ dày

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Để phát hiện sớm khối u dạ dày dạng này, bệnh nhân phải đi khám bệnh định kỳ, đi khám ngay khi có các triệu chứng như: thiếu máu, ói ra máu, đi cầu phân đen, đau bụng kéo dài, sụt cân.
 Hình ảnh khối u qua chụp CT scanner
Hình ảnh khối u qua chụp CT scanner
Ngày 13-1, Khoa Ngoại tổng quát, Bệnh viện (BV) Nhân dân 115 (TP.HCM) cho biết các bác sĩ đã phẫu thuật bóc tách khối u kích thước 20 x 12cm, cân nặng 2 kg, trong cơ thể bệnh nhân T.T.T.V (53 tuổi, ngụ TP.HCM). Hiện sức khỏe bệnh nhân đã ổn định.
Bà V. cho biết nhiều năm qua bà thường bị đau dạ dày nhưng chỉ tự mua thuốc uống chứ không đến bệnh viện điều trị.
Tuần trước, bà V. bị sốt kèm lạnh run, đi cầu phân đen (nhưng không đau bụng), nôn ra máu nên vào BV quận Tân Phú rồi được chuyển cấp cứu đến BV Nhân dân 115 trong tình trạng chảy máu nhiều.
Kết quả chụp CT Scanner, các bác sĩ phát hiện trong ổ bụng của bệnh nhân có khối u rất lớn ở cạnh bờ cong lớn của dạ dày, kèm theo nhiều hạch ở vùng rốn lách và thân tụy.
Ngày 11-1, bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật. Kết quả phẫu thuật cho thấy khối u có kích thước rất to, khoảng 20 x 12 cm. U viêm dính vào cơ hoành, dính vào mặt trước tụy, dính chặt vào cuống lách và đuôi tụy nên bác sĩ tiến hành gỡ dính u ra khỏi các cơ quan này.
BS.CK2 Nguyễn Quang Huy, Trưởng Khoa ngoại tổng quát-phẫu thuật viên chính của ca mổ, cho biết đây là một trường hợp u Gist (Gastrointestinal Stromal Tumor) của dạ dày, là một loại u trung mô của đường tiêu hóa, chiếm khoảng 1-3% các loại u của đường tiêu hóa. U Gist có thể ở bất kỳ vị trí nào của ống tiêu hóa, từ thực quản cho tới trực tràng, trong đó khoảng 70% là ở dạ dày.
BS Huy khuyến cáo, để phát hiện sớm khối u thì bệnh nhân phải đi khám bệnh định kỳ và đi khám ngay khi có các triệu chứng thiếu máu, ói ra máu, đi cầu phân đen, đau bụng kéo dài, sụt cân.
Điều trị chính khối u là phẫu thuật, trong trường hợp u lớn thì phẫu thuật rất khó khăn do khối u xâm lấn, dính vào các cơ quan lân cận, thêm nữa là các mạch máu tăng sinh rất nhiều do đó rất dễ chảy máu.
Sau khi phẫu thuật, nếu kết quả giải phẫu bệnh là ác tính thì phải hóa trị hỗ trợ.
Duy Tính (Thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).